Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh vào ngày kỷ niệm 21 năm hoạt động Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Các chỉ số ngày 20/7 lấy lại một phần mất mát trong phiên trước.
Theo nhận định của CTCK, thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục nhẹ và VN-Index có thể sẽ kiểm định vùng kháng cự gần nhất 1.276 - 1.300 điểm. Đây là vùng khoảng trống giảm giá được hình thành trong phiên 19/7.
Thị trường giao dịch bùng nổ trong phiên giao dịch buổi chiều, có thời điểm VN-Index tăng hơn 31 điểm. Mặc dù phiên hôm nay được đánh giá là nhịp hồi phục kỹ thuật, nhưng đà tăng sau chuỗi giảm sâu cũng đã phần nào giải tỏa tâm lý cho nhà đầu tư.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index bốc hơi gần 56 điểm do ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là ngành ngân hàng. Tuy vậy, cổ phiếu của các nhà băng lại là tâm điểm hút tiền của tự doanh và nhà đầu tư tổ chức, với tổng giá trị mua ròng đạt trên 760 tỷ đồng.
Theo khuyến nghị của CTCK, nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát đồng thời hạn chế các hoạt động bắt đáy, chờ đợi tín hiệu VN-Index bình ổn và tạo đáy trước khi tiến hành tham gia giải ngân trở lại.
Dưới tác động tiêu cực của nhóm cổ phiếu trụ, VN-Index tiếp đà lao dốc trong phiên chiều. Lực cầu bắt đáy xuất hiện cuối phiên trở thành lực đỡ quan trọng để VN-Index không đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Phiên NĐT cá nhân cùng khối ngoại duy trì vị thế mua ròng góp phần nâng đỡ chỉ số, khối tự doanh CTCK và tổ chức trong nước rút ròng hơn 600 tỷ đồng tạo áp lực giảm điểm lên thị trường. Các mã chịu áp lực xả mạnh nhất có TCB, VPB.
Theo nhận định của CTCK, VN-Index đang ở trong giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn. Việc thanh khoản thị trường hiện đang có chiều hướng giảm dần cho thấy áp lực bán không còn quá tiêu cực.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp đà hồi phục trong phiên giao dịch cuối tuần. Cổ phiếu họ 'Vingroup' diễn biến phân hóa với VIC tăng mạnh, trong khi sắc đỏ của VHM và VRE trở thành lực cản của thị trường.
Phiên 15/7, cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng giá dẫn dắt VN-Index phục hồi 14 điểm. NĐT cá nhân trở lại mua ròng, tâm điểm mua gom nhiều mã ngân hàng (STB, TCB) trong khi chốt lời ngành thép HPG, HSG.
Chuyển động dòng tiền phiên đáo hạn HĐTL tháng 7 đang hướng về bộ ba ngân hàng, chứng khoán và thép; trong khi đó ngành bất động sản có xu hướng bị rút ròng. Cổ phiếu HPG tiếp tục dẫn đầu chiều bán ròng của khối tự doanh với gần 77 tỷ đồng.
Mọi đường đi nước bước của Fed đều nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Sau báo cáo việc làm mạnh mẽ hồi tuần trước, các nhà đầu tư sẽ chuyển trọng tâm chú ý đến một báo cáo lạm phát quan trọng.