|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 20/7: Tự doanh cùng tổ chức nội quay đầu gom cổ phiếu ngân hàng phiên thị trường rơi sâu

08:13 | 20/07/2021
Chia sẻ
Trong phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index bốc hơi gần 56 điểm do ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là ngành ngân hàng. Tuy vậy, cổ phiếu của các nhà băng lại là tâm điểm hút tiền của tự doanh và nhà đầu tư tổ chức, với tổng giá trị mua ròng đạt trên 760 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng nằm sàn hàng hoạt, gây áp lực lên chỉ số

Sau thông tin giãn cách xã hội tại 16 tỉnh miền Nam và Hà Nội, thị trường điều chỉnh mạnh trong cả phiên giao dịch hôm qua (19/7). VN-Index đóng cửa giảm 4,29%, dừng tại mốc 1.243,51 điểm. Độ rộng thị trường thu hẹp so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 50/346.

Dòng tiền đầu tư tiếp tục suy yếu khi chỉ có đúng 1/19 nhóm ngành vận động khả quan. Trong đó, nhóm ngân hàng là tác nhân chính khiến thị trường chịu áp lực bán tháo trong phiên. Riêng nhóm này đã lấy đi 26,4 điểm của VN-Index với 7 mã giảm sàn là TCB, VPB, CTG, TPB, LPB, MSB và VIB.

Thanh khoản thị trường tăng trở lại và độ rộng thị trường tiêu cực phản ánh tâm xu hướng bán mạnh của nhà đầu tư. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 21.606 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 25.811 tỷ đồng, tăng 39,1% so với phiên liền trước.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm thép, chứng khoán, bán lẻ tăng, trong khi dòng tiền vào bất động sản, hóa chất, ngân hàng giảm.

Tự doanh và các tổ chức trong nước xuống tiền trở lại phiên VN-Index giảm sâu

Trong phiên vừa qua, khối tự doanh công ty chứng khoán mua vào 749 tỷ đồng thời bán ra 388 tỷ đồng. Như vậy, khối này đã trở lại mua ròng 361 tỷ, trong đó giá trị mua ròng khớp lệnh là 126 tỷ đồng.

Xét theo nhóm ngành, tự doanh chủ yếu rót tiền vào cổ phiếu ngân hàng. Như vậy, có sự thay đổi vị thế của tự doanh trong ngành ngân hàng, họ đã chuyển từ vị thế bán ròng tuần trước sang mua ròng đầu tuần này.

Top10 cổ phiếu thu hút nhóm tự doanh, dẫn đầu là chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị 199 tỷ đồng, theo sau là VPB (76,1 tỷ đồng), ACB (50,5 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng vốn tự doanh còn tìm đến cổ phiếu STB (31,7 tỷ đồng), SGT (21,3 tỷ đồng) và HPG (17,1 tỷ đồng). Ngoài ra, khối tự doanh còn rót vốn cho loạt cổ phiếu khác như FPT, TCB, MBB và PNJ.

Ở chiều ngược lại, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính. Trong Top10 mã chịu áp lực bán ròng, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 ghi nhận giá trị cao nhất 38,9 tỷ đồng, kế đến là VCB 19 tỷ đồng. Hai cổ phiếu họ Vingroup là VIC và VRE bị rút ròng lần lượt 18,1 tỷ và 13,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, cùng chiều bán ròng trong phiên hôm qua còn có các mã HDG, DRC, MSN, VHM, KDH và DGC với giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Dòng tiền thông minh 20/7: Tự doanh cùng tổ chức nội quay đầu gom cổ phiếu ngân hàng phiên thị trường rơi sâu - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Cùng chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước cũng chuyển vị thế mua ròng 401 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 301 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 11/18 ngành, tập trung rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng của khối này có VPB, OCB, HDB, MWG, TPB, STB, VNM, VCB, HPG, VRE, LPB. Như vậy cả tổ chức trong nước và tự doanh đều mua cổ phiếu ngành ngân hàng phiên đầu tuần.

Trong khi đó, họ bán ròng 7/18 ngành còn lại, trong đó có nhóm bất động sản. Top cổ phiếu bị khối này bán ròng có IJC, SSB, FLC, SSI, VHC, GVR, ACB, HDG, NKG, CTG.

NĐT cá nhân chuyển bán ròng hơn 660 tỷ đồng phiên thị trường lao dốc

Ghi nhận giao dịch của NĐT cá nhân trên thị trường, hoạt động bán ròng ghi nhận giá trị 662 tỷ đồng, trong đó bán ròng khớp lệnh là 546 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, tập trung vào nhóm thép, bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân gồm KDH, MSN, IJC, HPG, HCM, CTG, GVR, SSB, VCB, FRT.

Tại phía bán ròng, dòng tiền của các cá nhân rút khỏi 9/18 ngành còn lại, chủ yếu là nhóm ngân hàng, thực phẩm đồ uống. Chiều bán ròng ghi nhận các mã STB, VNM, VPB, OCB, DXG, NVL, ACB, HDB, VHM, TPB.

Khối ngoại bán ròng trở lại, dòng vốn rút khỏi mã HPG sau chuỗi mua ròng

Về phía NĐT nước ngoài, khối này chuyển vị thế bán ròng 111 tỷ, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 119 tỷ đồng.

Lực mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm thực phẩm đồ uống, ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã STB, VNM, NVL, DXG, FUEVFVND, VHM, E1VFVN30, VCI, GEX, VJC.

Phía bán ròng khớp lệnh, họ bán nhiều nhất là nhóm thép. Top bán ròng theo thứ tự các mã sau KDH, HPG, MSN, HCM, CTG, VCB, GVR, FRT, VIC, NKG.

Nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng tiếp tục bao gồm hai chứng chỉ quỹ FUEVFVND và E1VFVN30. Trong khi đó nhóm được bán ròng xuất hiện trở lại HPG sau khi họ mua ròng 3 phiên trước đó. MSN cũng mới bị bán ròng sau một chuỗi mua ròng.

Riêng VIC, nước ngoài bán ròng khớp lệnh nhưng mua ròng thỏa thuận lớn hơn, tạo vị thế chung là mua ròng cuối phiên.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.