|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VN-Index giảm hơn 2 điểm, cổ phiếu bất động sản, chứng khoán ngược dòng hồi phục

15:35 | 11/07/2024
Chia sẻ
Dòng bất động sản trở thành điểm đến của dòng tiền ngay từ đầu phiên sáng nay. Đây cũng là trụ đỡ chính của thị trường với mức đóng góp lớn nhất cho VN-Index.

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,14 điểm (0,17%) về 1.283,8 điểm, HNX-Index tăng 0,84 điểm (0,35%) đạt 245,39 điểm, UPCoM-Index giảm 0,38 điểm (0,38%) xuống 98,32 điểm.

Sau phiên điều chỉnh trước đó, VN-Index mở gap tăng hơn 5 điểm ngay khi mở cửa phiên sáng nay. Tuy nhiên, áp lực bán tại vùng giá cao liên tiếp làm khó chỉ số chính sàn HOSE. Về cuối phiên sáng, VN-Index chỉ còn xanh nhẹ trên tham chiếu. Bước sang phiên chiều, thị trường chung tiếp tục chịu áp lực chốt lời, VN-Index đóng cửa giảm hơn 2 điểm.

Toàn thị trường ghi nhận 473 mã giảm, 433 mã tăng và 216 mã đừng giá tham chiếu. Độ rộng thị trường sàn HOSE cũng nghiêng về bên bán với 242 mã giảm/198 mã tăng.

Dòng bất động sản trở thành điểm đến của dòng tiền ngay từ đầu phiên sáng nay. Đây cũng là trụ đỡ chính của thị trường với mức đóng góp lớn nhất cho VN-Index. Nhiều cổ phiếu giao dịch khởi sắc có thể kể đến như CEO tăng 7,1% lên 18.000 đồng/cp, L14 (+4,3%), VPH (+3,7%), HDC (+2,7%), HTN (+2,5%), PDR (+2,4%), DIG (+2,3%), …

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt hồi phục trong phiên 11/7. (Ảnh chụp màn hình).

Cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng có dấu hiệu hồi phục trong phiên chiều với sắc xanh trở lại, tuy nhiên mức tăng phổ biến quanh ngưỡng 1 – 2%. MBS tăng mạnh nhất nhóm với tỷ lệ 3,9% lên 34.900 đồng/cp, theo sau là VDS (+3,7%), VIG (+2,75), TCI (+19%), CTS (+1,8%), WSS (+1,8%), VCI (+1,75), SBS (+1,6%), VND (+1,5%), APS (+1,4%), BVS (+1,4%), HCM (+1,4%), …

Là nhóm có vốn hóa lớn nhất thị trường, cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục gây áp lực lên các chỉ số dù mức giảm phổ biến của các mã là dưới 1%. Theo quan sát, xu hướng chính trong nhóm vẫn là phân hóa. Ở chiều giảm điểm, VBB mất 1,9% thị giá, theo sau là KLB (-1,7%), TCB (-1,5%), VAB (-1%), NVB (-1%), cùng với MBB, VPB, OCB, VCB, CTG, ACB, MSB, VIB, BID đỏ nhẹ dưới ngưỡng tham chiếu.

Bên phía đối diện, một số cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì được sắc xanh như SGB (+3,1%), HDB (+1,4%), ABB (+1,2%), BVB (+0,8%), PGB (+0,6%), EIB (+0,3%), TPB (+0,3%), LPB (+0,2%).

Nhóm phân bón hóa chất tiếp tục chịu áp lực chốt lời với DCM giảm 3,7% xuống 39.200 đồng/cp, DDV (-2,7%), VAF (-2,2%), LAS (-2,1%), LIX (-1,9%), DPM (-1,6%), BFC (-1,1%), DGC (-0,2%). Ở phía đối diện, sắc xanh được chứng kiến ở SFG (+5,5%), CSV (+4,3%), NET (+2,2%).

Về thanh khoản, dòng tiền dịch chuyển chậm hơn trong phiên hôm nay với tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường ghi nhận hơn 803 triệu đơn vị, tương đương 20.715 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE, giá trị giao dịch giảm 15% về 18.516 tỷ đồng.

Liên quan đến giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài, họ chuyển hướng mua ròng nhẹ hơn 30 tỷ đồng, tạm ngắt chuỗi bán ròng phiên 25 phiên liên tục trên HOSE.

Tại thị trường quốc tế, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ cùng ghi nhận mức tăng trên 1% khi nhóm cổ phiếu bán dẫn, công nghệ thúc đẩy thị trường.

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 10/7, chỉ số S&P 500 vọt tăng 1,02% lên 5.634 điểm. Đây là phiên tăng thứ 7 liên tiếp của S&P 500.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,18% lên mức cao nhất mọi thời đại và chốt phiên với 18.647 điểm.Đồng thời, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 429 điểm, tương đương 1,09% lên 39.721 điểm. Đây là kỷ lục thứ 37 trong năm 2024 của S&P 500 và kỷ lục thứ 27 với Nasdaq Composite.

Thu Thảo

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.