|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Visa, Mastercard chặn giao dịch từ nhiều ngân hàng Nga

16:59 | 01/03/2022
Chia sẻ
Visa và Mastercard cho biết động thái liên quan đến các định chế tài chính Nga nhằm tuân thủ theo lệnh trừng phạt mà chính phủ Mỹ đưa ra.

Visa và Mastercard mới đây tuyên bố sẽ chặn nhiều định chế tài chính của Nga khỏi mạng lưới của mình. Động thái này nhắm đáp ứng tuân thủ với các lệnh trừng phạt mà chính phủ Mỹ đang áp dụng với Nga trong bối cảnh nước này thực hiện các chiến dịch quân sự tại Ukraine, theo Reuters.

Visa, Mastercard chặn giao dịch từ nhiều ngân hàng Nga - Ảnh 1.

Mastercard, Visa là 2 công ty thanh toán lớn của Mỹ. (Ảnh: Reuters).

Hôm 28/2, Visa cho biết sẽ thực hiện ngay các hành động để đảm bảo tuân thủ với lệnh trừng phạt hiện hành. Công ty thanh toán Mỹ này cũng cho biết sẽ quyên góp 2 triệu USD vào hoạt động cứu trợ. Mastercard cũng cam kết sẽ thực hiện khoản đóng góp trị giá 2 triệu USD.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà điều hành trong những ngày tới để tuân theo đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ khi có sự thay đổi", Mastercard chia sẻ trong một thông cáo báo chí hôm 28/2.

Lênh trừng phạt của chính phủ Mỹ yêu cầu Visa chặn truy cập mạng thanh toán đối với các pháp nhân được liệt kê vào danh sách "các quốc gia được chỉ định đặc biệt", một nguồn tin thân cận với với Reuters. Trước đó, Mỹ đã đưa nhiều tổ chức tài chính của Nga vào danh sách này, bao gồm cả ngân hàng trung ương Nga và nhà băng lớn thứ 2 nước này VTB.

Cuối tuần trước, Mỹ, Anh, Châu Âu và Canada tuyên bố nhiều lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga, trong đó có việc chặn một số ngân hàng truy cập hệ thống điện thanh toán quốc tế SWIFT.

Nhiều người dân Nga đã đổ xô đến các ATM và chờ đợi trong thời gian dài để rút tiền trước quan ngại thẻ ngân hàng có thể dừng hoạt động hoặc các ngân hàng tại nước này sẽ hạn chế rút tiền mặt.

Nam Khánh

Sóng bộ ba cổ phiếu ‘bank, chứng, thép’ liệu có trở lại?
Giai đoạn gần đây thị trường chứng kiến nhịp tăng giá luân phiên của cổ phiếu ngành ngân hàng và thép. Diễn biến này gợi nhớ câu chuyện bộ ba cổ phiếu ngân hàng, thép và chứng khoán thay nhau dẫn sóng giai đoạn 2021 - 2022. Liệu kịch bản này có lặp lại?