|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Vĩnh Hoàn muốn mua 2 triệu cổ phiếu quĩ

15:29 | 04/09/2019
Chia sẻ
Hiện thị giá cổ phiếu VHC đang ở quanh mức 78.000 đồng/cp, ước tính Vĩnh Hoàn sẽ chi khoảng 156 tỉ đồng để mua lại 2 triệu cp.

Ngày 30/8, Hội đồng Quản trị của CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) thông qua việc mua lại 2 triệu cp để làm cổ phiếu quĩ.

Hiện Vĩnh Hoàn không sở hữu cổ phiếu quĩ nào. Phương thức giao dịch mua cổ phiếu quĩ là thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh theo quy địn.

Thời gian thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo của công ty.

Hiện thị giá cổ phiếu VHC đang ở quanh mức 78.000 đồng/cp, theo đó Vĩnh Hoàn sẽ chi khoảng 156 tỉ đồng để mua số cổ phiếu quĩ nói trên.

Trước đó vào tháng 12/2018, Vĩnh Hoàn đã bán toàn bộ 102.060 cổ phiếu quĩ. Giá giao dịch bình quân bán được là 101.712 đồng/cp, tương đương với số tiền thu về 10,4 tỉ đồng.

Đây là số cổ phiếu quĩ mà Vĩnh Hoàn đã thực hiện mua lại hồi tháng 2/2016 (Vĩnh Hoàn đăng ký mua một triệu cp nhưng chỉ thực hiện được 102.060 cổ phiếu). Giá mua lại bình quân là 29.502 đồng/cp.

VHCD

Diễn biến giá cổ phiếu VHC trong ba tháng gần đây (Nguồn: VNDirect)

Trong ba tháng qua, giá cổ phiếu VHC giảm gần 20% do ảnh hưởng từ việc giảm hàng tồn kho của các khách hàng Mỹ.

Diễn biến này phù hợp với ngành khi xuất khẩu cá tra trong tháng 7 tiếp tục giảm gần 13% đưa tổng xuất khẩu 7 tháng đầu năm giảm 5,5% đạt 1,13 tỉ USD.

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm mạnh trong quí II (giảm gần 42%), kéo kết quả xuất khẩu nửa đầu năm giảm gần 28% đạt 141 triệu USD, do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá giai đoạn POR14.

Vĩnh Hoàn kì vọng xuất khẩu sẽ cải thiện trong phần còn lại của năm 2019 nhờ nhu cầu gia tăng trong kì nghỉ lễ sắp tới. Theo Vĩnh Hoàn, mức giá xuất khẩu tăng mạnh năm 2018 khuyến khích các khách hàng.

TH

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.