|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vingroup ra mắt dịch vụ mới

19:59 | 16/09/2020
Chia sẻ
VinShop sẽ trở thành kênh phân phối hàng hoá cho các cửa hàng tạp hoá truyền thống nhỏ lẻ, vốn chiếm tới 75% thị phần bán lẻ tại Việt Nam.

Mới đây trên cửa hàng ứng dụng của Android và iOS bất ngờ xuất hiện một phần mềm có tên là VinShop, do Vingroup Joint Stock Company phát triển. Đơn vị này cũng là chủ sở hữu của một loạt các phần mềm như VinID, VinFast POS, VinFast E-Scooter,...

Giao diện chủ đạo của VinShop là màu đỏ trắng, đặc trưng cho các thương hiệu của Vingroup.

Theo phần mô tả trên Google Play Store, VinShop là ứng dụng thuộc Tập đoàn One Mount Group dành cho các chủ tiệm tạp hoá và đối tác.

Thông qua VinShop, các chủ tiệm tạp hóa có thể đặt hàng giá tốt với hàng hóa được đảm bảo chất lượng từ các thương hiệu, nhà cung cấp nổi tiếng.

Các đối tác của VinID cũng sẽ được tối ưu hiệu quả quản lí gian hàng của mình trên ứng dụng VinShop và thanh toán qua ví điện tử VinID Pay.

Đến nay, VinShop đã có hơn 10.000 lượt tải về trên cửa hàng ứng dụng Google Play Store.

Vingroup lặng lẽ ra mắt dịch vụ mới, hướng tới 75% thị phần bán lẻ tại Việt Nam - Ảnh 1.

Vingroup ra mắt dịch vụ mới. Ảnh chụp màn hình.

Bí ẩn nhân tố đứng sau VinShop

Đáng chú ý, theo tìm hiểu của người viết Vingroup là cổ đông sáng lập của Tập đoàn One Mount Group, với khoản góp vốn lên tới 1.560 tỉ đồng, chiếm 51% vốn chủ sở hữu.

Hai cổ đông còn lại gồm Ngạc Văn Lượng và Nguyễn Minh Hồng với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 0,06% (tương đương 1,8 tỉ đồng vốn góp) và 0,98% (tương đương 30 tỉ đồng).

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng để ngỏ 145,5 triệu cổ phần được quyền chào bán, cũng chính là quyền góp vốn của cổ đông mới. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin gì về việc cá nhân hay tổ chức nào sẽ mua lại số cổ phần nói trên.

Tổng vốn điều lệ của One Mount Group theo đăng kí là 3.047 tỉ đồng.

One Mount Group được thành lập từ tháng 9/2019, có trụ sở tại khu đô thị Time City, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Người đại diện pháp luật khi đó là bà Nguyễn Mai Hoa, sinh năm 1969.

Tuy nhiên, đến tháng 11/2019, vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật đã được thay đổi từ bà Hoa sang ông Hồ Anh Ngọc, em trai của ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Ngân hàng Techcombank.

Ngành nghề kinh doanh chính của One Mount Group là Đại lí môi giới, đấu giá hàng hoá. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn đăng kí kinh doanh các lĩnh vực như: Vận tải hàng hoá bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, kho bãi và lưu trữ hàng hoá,...

Sau khi thành lập được ít lâu, One Mount Group đã nhanh chóng tuyển dụng ông Nguyễn Trần Thi, đồng sáng lập kiêm cựu CEO của CTCP Dịch vụ Giao hàng nhanh (GHN). Ông Thi là một người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng.

Theo Vietnam Finance Society, trong tháng 9 năm ngoái, ban giám đốc Tập đoàn One Mount Group đã có buổi gặp gỡ tại một sự kiện ở Mỹ.

Trong sự kiện này, One Mount Group được giới thiệu là công ty thành lập bởi 3 doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam, gồm Vingroup, Masan và Techcombank.

Vingroup định làm gì với VinShop?

Theo như những gì mô tả trong ứng dụng, phần mềm VinShop có nhiệm vụ kết nối và phân phối hàng hoá giữa các chủ cửa hàng tạp hoá với các đối tác, nhà cung ứng của Vingroup.

Thông qua dịch vụ này, chủ tiệm tạp hoá truyền thống nhỏ lẻ có thể nhập hàng với giá bán buôn trực tiếp từ các nhà cung cấp.

Với VinShop, rất có thể Vingroup đang theo đuổi mô hình điện tử bán buôn (B2B) sau khi bán mảng bán lẻ Vincommerce cho Masan vào cuối năm ngoái và đóng cửa trang thương mại điện tử bán lẻ Adayroi.

Thương mại điện tử bán lẻ là mô hình không còn xa lạ tại Việt Nam, với hàng trăm doanh nghiệp chen chúc trong một chiếc áo thị phần đã quá nhỏ, chạy đua trong cuộc đua đốt tiền chưa có hồi kết để giành khách hàng.

Nhưng với thương mại điện tử bán buôn lại là một lĩnh vực tương đối mới. Dư địa thị trường này khá rộng và gần như không có dấu chân của ông lớn nào. Hiện có 5 sàn thương mại điện tử bán buôn đang hoạt động tại Việt Nam, gồm: Thị trường sỉ, Lưu thông, Web giá sỉ, Alitaobao và nhập hàng Trung Quốc.

Mặt khác, theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện các mô hình kinh doanh truyền thống như tạp hoá, chợ truyền thống vẫn đang chiếm 75% thị phần bán lẻ.

Đáng chú ý, trong quá trình rút chân khỏi mảng bán lẻ, Vingroup cũng đã phân loại hệ sinh thái VinID và Adayroi về nhóm thương mại - dịch vụ, dưới sự quản lí trực tiếp của Tập đoàn One Mount Group.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thiên Trường

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.