|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vingroup mua hơn 72 triệu cổ phần TTF với giá gần 1.300 tỷ đồng

08:06 | 04/09/2016
Chia sẻ
Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2016 của VIC cho biết, Tập đoàn này đã chi ra 1.282 tỷ đồng để hoàn tất việc mua 49,9% cổ phần TTF. Giá trung bình là 17.767 đồng/cổ phiếu.

Một trong những thương vụ gây nhiều chú ý của Tập đoàn Vingroup - CTCP (Mã: VIC) trong thời gian qua là thâu tóm CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã: TTF).

Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2016 thì trong tháng 5, VIC đã hoàn tất việc mua 49,9% cổ phần của TTF thông Công ty con là CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát qua sàn chứng khoán với tổng giá phí là 1.282 tỷ đồng.

Tính toán từ kết quả giao dịch Tân Liên Phát mua 72.155.080 cổ phiếu TTF thì mức giá mua bình quân Công ty phải bỏ ra là 17.767 đồng/cp. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/9, giá cổ phiếu TTF là 12.500 đồng/cổ phiếu.

vingroup mua hon 72 trieu co phan ttf voi gia gan 1300 ty dong

Ngoài ra, ngày 11/5/2016, VIC nắm giữ hai khoản vay chuyển đổi do TTF vay với tổng giá trị 1.201 tỷ đồng. Điều khoản chuyển đổi của hai khoản vay có hiệu lực từ 11/5 và cho phép VIC chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu tiềm năng và lợi ích tiềm tàng của TTF thêm 16,3%.

Theo đó, nếu tính đến các công ty con (gồm 15 công ty con, 3 công ty liên kết và 1 công ty liên doanh) theo tỷ lệ lợi ích của TTF thì tỷ lệ lợi ích của VIC tại TTF là 66,2%, gồm cả lợi ích tiềm năng.

vingroup mua hon 72 trieu co phan ttf voi gia gan 1300 ty dong
Danh sách các Công ty con và liên kết của TTF. Thông qua TTF, VIC gián tiếp các công ty con và công ty liên kết của TTF.

Với tỷ lệ này, Vingroup sẽ phải hợp nhất báo cáo tài chính của TTF vào Tập đoàn. Vingroup cho biết tại thời điểm 30/6/2016, Tập đoàn đang trong quá trình xác định giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả, nợ tiềm tàng có thể xác định được của TTF tại ngày mua, trong đó bao gồm các khoản đầu tư vào các công ty liên kết là CTCP Nông lâm nghiệp Trường Thành, CTCP Bao bì Trường Thành, CTCP Hữu gia với giá trị sổ sách lần lượt là 23,5 tỷ đồng, 2 tỷ đồng và 118 tỷ đồng. Hiện tại, giá trị hợp lý các khoản đầu tư vào các công ty này đang được ghi nhận theo phương pháp tạm thời.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 của TTF vào tháng 4, cổ đông đã thông qua việc chuyển nhượng vốn của 12 cá nhân cho Tân Liên Phát với tổng khối lượng khoảng 79 triệu cổ phiếu, ứng với 56,4% vốn TTF.

Cùng với đó, TTF lên kế hoạch phát hành 69,7 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Tân Liên Phát nhằm chuyển đổi hơn 1.200 tỷ đồng nợ thành cổ phần. Dự kiến, Tân Liên Phát sẽ nắm 69% vốn TTF sau thương vụ này.

Tuy nhiên đến ngày 20/7, ĐHĐCĐ bất thường của TTF cho hay Tân Liên Phát tạm hoãn việc chuyển nợ thành cổ phần với lý do TTF phải giải trình các sai lệch nghiêm trọng giữa thông tin TTF công bố so với số liệu thực tế.

Kể từ thời điểm đó, cổ phiếu TTF đã liên tục giảm sàn. Cộng hưởng thêm thông tin kết quả quý II/2016, Công ty lỗ hơn 1.120 tỷ đồng, khiến lợi nhuận sau thuế lũy kế âm hơn 1.072 tỷ đồng càng làm cổ phiếu TTF sụt giá.

Với tổng cộng 24 phiên giảm sàn, giá cổ phiếu TTF rơi xuống 8.100 đồng/cp vàongày 19/8, mức thấp nhất trong vòng hai năm qua trước khi bật tăng mạnh trở lại. Trong khoảng 10 phiên giao dịch gần đây, thanh khoản của TTF có sự đột biến lên hàng triệu đơn vị. Đặc biệt là ba phiên 22/8 khoảng 12,9 triệu, 25/8 gần 10 triệu và 1/9 là gần 8,1 triệu cổ phiếu TTF được trao tay.

Tiến Vũ

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.