|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

VIMC thoái vốn hàng loạt doanh nghiệp trên sàn, đặt mục tiêu hoà vốn công ty mẹ năm 2021

16:49 | 07/04/2021
Chia sẻ
Tổng công ty Hàng hải (VIMC) dự kiến sẽ tiếp tục thoái vốn tại 12 doanh nghiệp trong năm 2021. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đề ra mục tiêu hoà vốn công ty mẹ ngay trong năm nay.

Tổng công ty hàng hải Viêt Nam (VIMC, mã: MVN) công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021. Trong đó lên kế hoạch tiếp tục thoái vốn tại 12 doanh nghiệp.

Trong đó, VIMC sẽ thực hiện thoái vốn 100% tại các doanh nghiệp: CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart, mã: VST), Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư (PETEC, mã: PEG), CTCP Vận tải biển Hải Âu (Sesco, mã: SSG), CTCP Đầu tư và Thương mại Hàng hải Hải Phòng, CTCP Hàng hải Đông Đô (mã: DDM), CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (mã: NOS), CTCP Vinalines Nha Trang và CTCP Hàng hải Sài Gòn (mã: SHC).

Doanh nghiệp thoái vốn một phần: CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, mã: VOS), CTCP Vận tải biển Vinaship (mã: VNA), CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân (mã: CPI) và Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao (Transvina).

Tổng công ty hàng hải bổ sung thoái vốn tại SHC và kế hoạch hòa vốn của Công ty mẹ vào năm 2021 - Ảnh 1.

Kế hoạch thoái vốn Công ty mẹ VIMC năm 2021. (Nguồn: VIMC).

Lãnh đạo VIMC cho biết nguyên nhân thoái vốn ở các doanh nghiệp này là do tại Vosco và Vinaship doanh nghiệp chưa hoàn thành hồ sơ về thẩm quyền phê duyệt. Tại Vitranschart, DongDo Marine, OSTC và Vinalines Nha Trang chưa xử lý xong nghĩa vụ bảo lãnh và vướng mắc phát sinh.

Trong khi các khoản đầu tư tại các doanh nghiệp còn lại hiệu quả thấp, không hấp dẫn nhà đầu tư, giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách của VIMC. Đơn cử như tại Petec, HaiPhong Marine, CPI và Transvina.

Bên cạnh đó, tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2021 của VIMC cũng bổ sung việc thoái vốn tại SHC do tỷ lệ sở hữu tại công ty này nhỏ (10,15% vốn điều lệ) và hoạt động của SHC không còn phù hợp với định hướng phát triển của công ty.

Song song, công ty cũng dự kiến bán/thanh lí 10 con tàu với tổng trọng tải 244.568 DWT, có 5 con tàu chuyển tiếp từ năm 2020, tổng trọng tải 155.743 DWT và 5 con tàu bán/thanh lý năm 2021, tổng trọng tải 88.825 DWT.

Tổng công ty hàng hải bổ sung thoái vốn tại SHC và kế hoạch hòa vốn của Công ty mẹ vào năm 2021 - Ảnh 2.

Kế hoạch bán tàu Công ty mẹ và các Công ty con năm 2021. (Nguồn: VIMC).

Liên quan đến kế hoạch kinh doanh năm 2021, lãnh đạo công ty đề ra mục tiêu đạt 10.828 tỷ đồng doanh thu, giảm 2,7% so với thực hiện 2020. Song, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 944 tỷ đồng, tăng 88%.

Riêng đối với công ty mẹ, năm 2021, VIMC đề ra kế hoạch doanh thu 1.368 tỷ đồng, giảm 7,7% và hoà vốn. Năm trước, công ty lỗ trước thuế 824 tỷ đồng.

Nói về kế hoạch này, lãnh đạo VIMC cho biết năm 2021, trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty mẹ trên cơ sở giảm lỗ tại các đơn vị phụ thuộc đặc biệt là Công ty Vận tải biển VIMC.

Đồng thời tập trung quản trị tiết giảm chi phí, quản trị tăng doanh thu từ nguồn đầu tư tài chính và doanh thu từ khai thác tòa nhà Ocean Park đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty mẹ không lỗ.

Huyền Trâm

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.