|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Viglacera lập công ty vốn 600 tỷ đồng làm dự án tại Thái Nguyên

08:27 | 28/06/2023
Chia sẻ
Ngoài Thái Nguyên, năm nay, Viglacera còn dự định góp vốn thành lập CTCP Viglacera Hưng Yên để đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành KCN tại Hưng Yên; thành lập chi nhánh Viglacera Yên Bái - Tổng công ty Viglacera - CTCP để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành KCN tại Trấn Yên (Yên Bái).

Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Viglacera (Mã: VGC) vừa phê duyệt thành lập CTCP Viglacera Thái Nguyên với số vốn điều lệ 600 tỷ đồng, trong đó tổng công ty sẽ góp 306 tỷ, tương ứng 51% vốn điều lệ. Nguồn vốn lấy từ vốn tự có.

Tính đến cuối quý I/2023, Viglacera sở hữu 20 công ty con trực tiếp với giá trị đầu tư là 2.432 tỷ đồng. 

Tại Thái Nguyên, Viglacera dự định triển khai tổ hợp khu công nghiệp (KCN) - Dịch vụ - Đô Thị Tây Phổ Yên - Thái Nguyên với diện tích 900 ha, trong đó 700 ha KCN và 200 ha đô thị, dịch vụ.

Theo kế hoạch đầu tư phát triển mảng bất động sản năm 2023, Viglacera cho biết sẽ khảo sát, lập dự án đầu tư và triển khai đầu tư các KCN mới tại các địa phương có vị trí có lợi thế về hạ tầng, thu hút đầu tư và khả năng kinh doanh. Đồng thời sẽ thành lập các pháp nhân, chi nhánh mới để triển khai các dự án.

Ngoài Thái Nguyên, công ty còn dự định góp vốn thành lập CTCP Viglacera Hưng Yên để đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành KCN tại Hưng Yên; thành lập chi nhánh Viglacera Yên Bái - Tổng công ty Viglacera - CTCP để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành KCN tại Trấn Yên (Yên Bái).

Năm nay, ban lãnh đạo dự kiến lợi nhuận từ mảng bất động sản khu công nghiệp khoảng 1.380 tỷ đồng. Đây là kế hoạch tương đối an toàn dựa trên các hợp đồng khách hàng đã ký, công ty chỉ chờ hoàn thành các thủ tục pháp lý để đầu tư xây dựng và trả hàng cho nhà đầu tư.

 Đóng góp mảng cho thuê BĐS KCN vào doanh thu của Viglacera. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty).  

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.