Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017 - 2018
Các em học sinh tập đánh răng tại một sự kiện do chính phủ Indonesia tổ chức ở Denpasar. Ảnh: Antara Foto/Reuters. |
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017 – 2018 công bố hôm thứ Tư (27/9) chỉ ra Việt Nam được xếp ở vị trí 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với 5 năm trước.
Theo báo cáo, Việt Nam đã có những cải thiện nổi bật đối với công nghệ và hiệu quả thị trường lao động. Ngoài ra, thương mại là một nhân tố quan trọng góp phần đưa vị trí của Việt Nam đi lên. Hiện Việt Nam xếp thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và đứng thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu trên GDP.
Việc Mỹ rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể sẽ loại bỏ một số cơ hội thương mại trong tương lai của Việt Nam, nhưng báo cáo chỉ ra tăng trưởng của Việt Nam vẫn được duy trì nhờ xuất khẩu tăng mạnh.
Trong khi đó Indonesia tăng từ hạng 41 lên vị trí 36 trong danh sách năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017 – 2018. Việt Nam đã cải thiện được 10 trong tổng số 12 chỉ số thành phần, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục tiểu học và cơ sở hạ tầng. Mặc dù lĩnh vực sáng tạo không có cải thiện, nhưng báo cáo đã ca ngợi Indonesia là một trong những quốc gia sáng tạo hàng đầu của nền kinh tế mới nổi, với chi tiêu cho sản phẩm công nghệ cao của chính phủ xếp thứ 12 trên thế giới.
Vị trí trong bảng xếp hạng của Indonesia biến động mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên so với 5 năm trước, quốc gia này đã tăng 14 bậc, chủ yếu là nhờ vào tăng trưởng kinh tế, hiện xếp thứ 8 về chỉ số quy mô thị trường nội địa.
Mặc dù vậy, báo cáo cho rằng quốc gia này vẫn cần cải thiện hiệu quả của thị trường lao động, đang xếp ở vị trí 96 vì chi phí dư thừa quá mức, sự linh hoạt trong việc xác định lương bị giới hạn, và sự thiếu hụt nguồn nhân lực nữ trên thị trường lao động.
Những quốc gia như Malaysia xếp ở vị trí 23, Trung Quốc 27 và Thái Lan 32 trên danh sách năng lực cạnh tranh, với mỗi quốc gia tăng 1 hoặc 2 bậc. Philippines cũng tăng 1 bậc lên vị trí 56.
Ngược lại, Nhật Bản giảm năm 2 liên tiếp xuống vị trí thứ 9. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tiếp tục thể hiện tốt ở những lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, gặp khó khăn đối với môi trường vĩ mô vì khoản nợ công khổng lồ.
Trong năm nay, Nhật Bản cũng bị rớt hạng ở một số lĩnh vực mạnh của mình, đặc biệt là chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt đã giảm xuống vị trí thứ 2. Bên cạnh đó, mặc dù Nhật Bản vẫn duy trì được vị thứ 8 về sáng tạo, quốc gia này đã tụt từ vị trí 18 xuống 23 về hợp tác giữa các trường đại học và ngành công nghiệp trong nghiên cứu và phát triển. Đối với nguồn kỹ sư và nhà khoa học sẵn sàng làm việc cũng giảm từ vị trí thứ 3 xuống thứ 8.
Những quốc gia khác bị hạ bậc, gồm Ấn Độ giảm 1 bậc xuống vị trí 40, Singapore một lần nữa rớt khỏi vị trí dẫn đầu, giảm xuống vị trí thứ 3 sau Mỹ.