|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam hưởng lợi khi dân số Trung Quốc đạt đỉnh năm 2023

11:52 | 05/05/2019
Chia sẻ
Theo một báo cáo mới đây, dân số Trung Quốc có thể đạt đỉnh sớm hơn 6 năm so với dự kiến vào năm 2023 và điều này tuy gây hại đến nền kinh tế Trung Quốc nhưng Việt nam lại được hưởng lợi.
Việt Nam hưởng lợi khi dân số Trung Quốc đạt đỉnh năm 2023 - Ảnh 1.

Dân số Trung Quốc đạt đỉnh sớm hơn 6 năm so với dự đoán.

Tổng dân số Trung Quốc sắp đạt đỉnh, số phụ nữ trong độ tuổi sinh nở giảm

Theo một nghiên cứu của công ty cơ sở dữ liệu trực tuyến Global Demographics và công ty phân tích Complete Intelligence, dân số Trung Quốc nhiều khả năng đạt đỉnh vào năm 2023.

Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã ước tính rằng nước này sẽ đạt qui mô dân số tối đa vào năm 2029.

"Chúng tôi nhận thấy tốc độ gia tăng đã chững lại khá nhiều", ông Tony Nash, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập của Complete Intelligence, cho biết.

"Trước đây, nhiều người dự đoán rằng dân số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh trong vòng một thập kỉ tới, nhưng thực tế thì không phải như vậy", ông Nash nói. "Nó đã gần kề rồi".

Cũng theo báo cáo này, mức suy giảm tỉ lệ sinh này được dự báo bởi số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở ở Trung Quốc (nằm trong khoảng từ 15 - 49 tuổi) sẽ giảm từ 346 triệu vào năm 2018 xuống 318 triệu vào năm 2023.

Khi số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và tỉnh lệ sinh trên mỗi 1.000 phụ nữ giảm, tổng số trẻ mới sinh cũng sẽ giảm theo. Nghiên cứu trên dự đoán rằng 13,3 triệu trẻ sơ sinh sẽ được ra đời tại Trung Quốc vào năm 2023, giảm so với mức 15,2 triệu năm 2018.

Tỉ lệ sinh giảm là hệ lụy của việc Trung Quốc trì hoãn nới lỏng chính sách một con?

Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách một con vào cuối năm 2013. Mặc dù điều này khiến tỉ lệ sinh tại nước này gia tăng, nó lại không thực sự mang lại hiệu quả tích cực.

Theo các tác giả của báo cáo trên, phụ nữ Trung Quốc không còn phải kìm nén việc sinh đẻ bởi chính sách một con được nới lỏng là nhằm giải quyết vấn đề dân số già tại Trung Quốc.

Số ca sinh trên 1.000 phụ nữ đã tăng mạnh từ 45,6 trẻ năm 2015 lên 49,9 trẻ năm 2016 - năm mà tất cả cặp vợ chồng Trung Quốc được phép có hai con. Năm 2018, con số này giảm đáng kể xuống còn 43,9 trẻ. Tổng số ca sinh đã giảm 12% trong giai đoạn 2017 - 2018.

"Trung Quốc đã thành công trong việc ổn định tổng dân số", ông Clint Laurent, nhà sáng lập của Global Demographics, cho hay trong một thông cáo báo chí. "Tuy nhiên, việc trì hoãn nới lỏng chính sách một con đã khiến nước này thiếu phụ nữ trong độ tuổi sinh nở".

"Chính phủ Trung Quốc không thể làm gì để buộc người dân sinh thêm nhiều em bé hơn", ông Nash của Complete Intelligence nói thêm. Trừ khi mỗi phụ nữ muốn sinh thêm nhiều con, tuy nhiên đó là điều khó xảy ra khi người dân Trung Quốc trở nên giàu có hơn.

Dân số đạt đỉnh, hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc sẽ đình trệ

Việc suy giảm dân số của Trung Quốc có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến một số doanh nghiệp nhất định, theo báo cáo trên. Cụ thể, những ngành có nhu cầu lao động ngày càng tăng từ cuộc bùng nổ công nghiệp 5 năm trước có thể phải chịu hậu quả nặng nề.

"Các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên", ông Nash nói.

Các công ty hàng tiêu dùng lúc này sẽ phải chia sẻ thị phần thay vì tăng trưởng chung. "Thị trường sẽ cạnh tranh gay gắt hơn trước đây rất nhiều".

Báo cáo trên dự báo về một tác động lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi và nhà trẻ. Cả trường tư thục và công lập có thể cần đều chỉnh số lượng học sinh đang giảm dần trong những năm tới.

Thậm chí xa hơn trong tương lại, tiêu dùng có thể giảm sút khi tỉ lệ người dùng phụ thuộc tại Trung Quốc tăng lên, ông Nash lưu ý. Tỉ lệ này tính trên số lượng người phụ thuộc so với số lượng người đang làm việc.

"Tỉ lệ phụ thuộc chỉ suy giảm từ năm 2023 trở về sau. Khi đó, mọi người phải tính toán lại thu nhập và chi tiêu mà họ đổ vào nền kinh tế khi ai đó đang chăm sóc cho bố mẹ và con cái họ", ông Nash phân tích.

Ông còn cho rằng, Trung Quốc cùng Bắc Á sẽ cần phải chú trọng hơn đến yếu tố tự động hóa để giữ lợi thế cạnh tranh của họ.

Làn sóng dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, Bangladesh

Sau năm 2023, các quốc gia Đông Bắc Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc, sẽ đều đạt đỉnh về dân số. "Nếu khu vực này muốn tiếp tục sản xuất (khoảng 35%) hàng hóa toàn cầu, họ sẽ phải có một cái nhìn nghiêm túc về tự động hóa".

Không có những người mới gia nhập lực lượng lao động, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để duy trì mức chi phí nhân công hợp lí và có tính cạnh tranh trên toàn cầu. Nước này sẽ phải đối mặt với một làn sóng dịch chuyển sản xuất nghiêm trọng khi tiền lương trong nước tăng lên, đẩy hoạt động sản xuất sang Bangladesh và Việt Nam.

Bên cạnh những nỗi lo về hoạt động kinh doanh và nền kinh tế, ông Nash cho biết còn một mối lo ngại khác, đó chính là chênh lệch thu nhập. Theo ông, đây là một rủi ro lớn.

Trần Nam Thi

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...