Việt Nam đang thụt lùi về kinh tế số hóa
Trong bối cảnh nền kinh tế đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) với hiệu suất kinh tế vượt trội, các mô hình kinh tế đang tạo ra những biến đổi căn bản trong nhiều ngành công nghiệp, từ thông tin truyền thông, giải trí, giáo dục đào tạo đến giao thông vận tải, khách sạn, phân phối, bán buôn, bán lẻ.
Thế mạnh công nghệ mới cũng giúp các doanh nghiệp tư nhân dành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống như hạ tầng tin học (Google Cloud), sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ, giao dịch tài chính... Các tập đoàn kinh tế số đã tạo ra những thay đổi quan trọng trên chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Phát biểu tại diễn đàn "Kinh tế số hóa quốc tế- Thế giới không chờ chúng ta", ông Aymeril Hoang, giám đốc đổi mới sáng tạo đến từ ngân hàng Société Générale nhận định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với chỉ 1 cái "click". Với sự phát triển của công nghệ, khách hàng có thể tiết kiệm chi phí giao dịch, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Tại Việt Nam, tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng lớn. Sự phát triển của các mô hình số hóa như Uber, Grab, Facebook hay Viber đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực nhàn rỗi trong xã hội.
Đồng thời, Việt Nam có tiềm năng lớn trong phát triển ngành công nghệ thông tin. Theo ông Thân Trọng Phúc, giám đốc điều hành lĩnh vực đầu tư công nghệ- Qũy VinaCapital cho biết trong vòng 4 năm (từ năm 2016 đến năm 2020), dân số Việt Nam sẽ tăng thêm 1,7%. Trong đó người sử dụng internet tăng 10%, số người sử dụng mạng xã hội tăng 25%, số người sử dụng mạng xã hội qua điện thoại di động tăng 21%. Điều này cho thấy Việt Nam đang ngày càng gia nhập vào thời đại số, tăng nhanh hơn sự tăng trưởng của dân số.
Theo thống kê của đại học Wharton năm 2015, nền kinh tế số của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, dẫn đầu trong 6 nước lớn khu vực Đông Nam Á(Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan) về tuyển dụng công việc liên quan đến lập trình phần mềm điện thoại điện thoại di động. 3 thành phần công ty tuyển dụng nhiều lập trình viên bao gồm các công ty start-up, công ty nước ngoài gia công phần mềm và doanh nghiệp trong nước như FPT, Viettel. Trao đổi với phóng viên bên lề hội nghị, ông Phúc cho biết số lượng tuyển lập trình viên tập trung nhiều ở các công ty start-up và công ty nước ngoài gia công phần mềm. Vì vậy, đây sẽ là 2 động lực chính thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam.
Việt Nam đang thụt lùi về kinh tế số
Tuy nhiên, ông Phúc cho biết nền kinh tế số Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thụt lùi. Theo nghiên cứu của trường Đại học Tufts, Mỹ cho thấy chỉ số ICT index của Việt Nam năm 2014 đứng thứ 90, tuy nhiên đến năm 2015 con số này tụt xuống 114 và năm 2016 là 115.
Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa áp dụng triệt để khoa học công nghệ tiên tiến nên hiệu suất làm việc rất thấp mặc dù họ chiếm tới trên 90% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Chỉ khoảng 50% nhân sự nhóm công ty trên đóng góp vào nền kinh tế đất nước trong khi con số này ở các nước phát triển là trên 50%, có nước đạt trên 80%.
Ông Phúc cho biết cứ 100 USD thu về xuất khẩu thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm 25 USD và họ chỉ đóng góp 40% GDP của cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp vẫn còn khá ngần ngại ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất. Theo khảo sát của Google cho thấy có tới 60% doanh nghiệp vừa và nhr vẫn còn đang lúng túng "không biết lên mạng để làm gì".
Để giải quyết vấn đề này, ông Phúc đề xuất cần khẩn trương giúp các doanh nghiệp và nhỏ kết nối, ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế số ở Việt Nam, mọi việc cần tự động hóa nhằm giảm chi phí từ đó giúp sản phẩm dễ dàng cạnh tranh và tiếp cận khách hàng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ cần có một số chính sách tạo điều kiện thuận lợi như giảm thuế nhằm giúp các công ty trong nước thống lĩnh thị trường nội địa.
Ông Aymeril Hoang cho rằng mỗi cá thể cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cách mạng 4.0 và thay đổi để thích với cuộc cách mạng này. Điều quan trọng là chúng ta cần liên tục học hỏi để bắt kịp với xu thế mới.
Ông Bertrand Hassani, giám đốc về khoa học dữ liệu Capgemini Consulting nhận định các doanh nghiệp cần phải tạo ra sự khác biệt để nâng tầm giá trị của sản phẩm. Nếu không thay đổi, họ sẽ dễ dàng bị bỏ lại phía sau và khó lòng có thể tổn tại, thậm chí là bị loại khỏi thị trường.
Từ Uber, Grab đến người máy tương lai: Bỏ lỡ cơ hội sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu
Không chỉ là áp lực, thách thức hoặc là cơ hội phát triển cho riêng doanh nghiệp hay một ngành nghề nào mà trên hết, ... |