Trong phiên VN-Index bứt phá mạnh mẽ nhờ xu hướng tăng đồng thuận, giao dịch của NĐT cá nhân trở thành là điểm sáng khi họ quay đầu mua ròng 217 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 151 tỷ đồng.
Trước diễn biến không mấy tích cực của thị trường chứng khoán, lực mua ròng của khối ngoại chỉ đạt 159 tỷ đồng trong tháng 2. Trong đó, tâm điểm bán ròng thuộc về cổ phiếu VIC với quy mô gần 2.000 tỷ đồng khi mã này đã chạm đáy gần 2 năm.
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng VIC phiên thứ 12 liên tiếp với tổng khối lượng bán ròng đạt 26,9 triệu cổ phiếu, trong đó khối lượng bán ra 31,3 triệu đơn vị và mua vào 4,4 triệu đơn vị.
Tối ngày 10/2, khách hàng tại TCBS nhận được tin nhắn công ty sẽ tiếp tục cho vay ký quỹ đối với cổ phiếu VIC và CII trong khi chiều nay mới gửi thông báo dừng cấp margin hai mã này.
Trong khi các cổ phiếu dầu khí như GAS, POW, PLX nỗ lực nâng đỡ thị trường, bộ đôi VIC (Vingroup) và VHM (Vinhomes) lại là những mã tác động tiêu cực nhất VN-Index phiên 10/2.
Sau khi bán ròng đột biến hơn 2.787 tỷ đồng trong tháng 11, tự doanh duy trì đà rút vốn trong tháng 12 với quy mô chỉ tương đương 1/3. Hoạt động bán ròng của khối tự doanh diễn ra mạnh nhất giai đoạn trung tuần trong tháng, đặc biệt trong phiên đáo hạn phái sinh (16/12) nhóm này đã rút ròng gần 670 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch khối tự doanh, nhóm này bán ra hơn 430 tỷ đồng, áp đảo giá trị mua vào 217 tỷ đồng. Theo đó, khối tự doanh bán ròng gần 213 tỷ đồng, với tâm điểm rút vốn là VIC, GEX.
Các tập đoàn như Vingroup và Hòa Phát có giá trị nợ vay lớn nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của các đại gia này lại thấp hơn nhiều doanh nghiệp khác.
Trong phiên VN-Index điều chỉnh nhẹ, giao dịch của NĐT cá nhân trở lại với vai trò nâng đỡ sau hai phiên chốt lời liên tiếp trên đỉnh lịch sử. Thống kê giao dịch cụ thể, cá nhân trong nước mua ròng 2.255,7 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 2.239,7 tỷ đồng.