Vị trí dẫn đầu xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang bị đe dọa
Bộ NN&PTNT: Giá tôm sẽ tiếp tục tăng, xuất khẩu cá tra vẫn tích cực |
Việt Nam, quốc gia cung cấp cá tra lớn nhất thế giới suốt 20 năm qua, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh với các đối thủ khu vực châu Á ngày một “nóng”.
Cá tra khá dễ nuôi cùng nhu cầu tăng cao ở các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc, một số nước bắt đầu tham gia sản xuất loại cá này, gây lực cạnh tranh lớn đối với Việt Nam, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang bị đe dọa |
Sức tiêu thụ cá tra Việt Nam tại Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhưng đây có thể đối thủ lớn của Việt Nam trong tương lai, Bộ nhận định.
Tính đến nay, Trung Quốc đã nuôi khoảng 10.000 tấn cá tra tại đảo Hải Nam, ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ nuôi trồng Thủy sản Việt Nam trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
“Trung Quốc từng tuyên bố đã áp dụng thành công công nghệ nuôi trồng mới”, ông Cẩn cho biết thêm.
Hiện Việt Nam chiếm khoảng một nửa nguồn cung cá tra trên thế giới, nửa còn lại chủ yếu đến từ Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc. Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Mã: VHC).
Một số nước khác nuôi cá tra với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu nội địa trong khi hầu hết cá tra Việt Nam phục vụ xuất khẩu. Nếu nguồn cung của nhóm nước này vượt quá nhu cầu địa địa, họ sẽ xuất khẩu phần thừa, kéo theo sức ép cạnh tranh đối với cá tra Việt Nam tăng thêm, đại diện Công ty Vĩnh Hoàn cho hay.
Vĩnh Hoàn cho biết thêm, hiện Trung Quốc không phải là lo ngại lớn bởi sản lượng cá tra nước này vẫn còn thấp trong khi xu hướng tiêu dùng nội địa lại thích sản phẩm cá tra nhập khẩu.
Trong một bức tranh toàn cảnh hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, nhiều công ty coi việc sản xuất cá tra giống là yếu tố then chốt để cạnh tranh với các đối thủ khác. Hồi tháng 3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Đề án giống cá tra 3 cấp đến năm 2025 nhằm sản xuất giống cá tra chất lượng cao ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mục tiêu cụ thể của Đề án là đến năm 2020, hình thành các chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp đáp ứng 50% nhu cầu giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL là 2,2 - 2,5 tỷ cá tra giống. Đến năm 2025, các chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao hoạt động ổn định, cung cấp 100% giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL với nhu cầu toàn vùng là 2,5 - 3 tỷ cá tra giống.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định: “Một trong những giải pháp then chốt để ngành cá tra phát triển bền vững là các địa phương phải quy hoạch lại sản xuất từ khâu giống, thức ăn, nuôi và chế biến xuất khẩu; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; đa dạng hóa sản phẩm; ưu tiên hàng giá trị gia tăng, đặc biệt là đa dạng thị trường xuất khẩu”.