Vì sao VFS được định giá 0 đồng?
Trên thế giới, thương hiệu được coi là tài sản vô cùng quan trọng của các công ty. Có những DN, giá trị thương hiệu chiếm đến 70% giá trị DN. Thế nhưng ở nước ta, không ít DN đã để mất tài sản trí tuệ của mình chỉ vì theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04, giá trị thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa được coi là tài sản cố định vô hình.
Đất vàng số 4 phố Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) của hãng phim truyện Việt Nam với diện tích sử dụng gần 5.500 m2 |
60 năm = 0
Việc cổ phần hóa VFS là điều tất yếu tuy nhiên điều khiến dư luận cũng như chính những người làm điện ảnh bức xúc đó là việc thương hiệu VFS bị tính giá trị bằng 0. Các cơ quan chủ trì việc cổ phần hóa lý giải nguyên nhân VFS được định giá thương hiệu bằng 0 do hãng không có những chi phí để xác lập nên giá trị thương hiệu như chi phí đào tạo, chi phí quảng cáo, lập trang web.. Ngoài ra tài sản đất đai của VFS không không nằm trong danh mục định giá để cổ phần hóa.
Điều đáng nói, VFS sở hữu những mảnh đất vàng hấp dẫn như: Tại số 4 phố Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) với diện tích sử dụng gần 5.500 m2, trong ngõ 151 phố Hoàng Hoa Thám là 905 m2, trường quay tại Cổ Loa (Đông Anh) rộng 6.382 m2 và tại số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TP HCM là 1.208 m2. Hiện trạng, xác định giá trị DN của VFS lỗ tổng số 77,3 tỷ trên tổng vốn đầu tư ban đầu là 97 tỷ đồng, như vậy, vốn thực DN chỉ còn 19,7 tỷ đồng. Sở dĩ khi cổ phần hóa không tính giá trị đất, vì theo luật đây là đất thuê của nhà nước nên khi cổ phần không được tính giá trị đất.
Đánh giá về điều này, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết: “Kẽ hở lớn nhất của cổ phần hóa là việc xác định giá trị DN không sát thực tế, dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước. Các nghị định về cổ phần hóa hiện chưa tính đến yếu tố giá trị lợi thế của quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm vào giá trị tài sản cổ phần hóa. Trong khi, đây thường là khoản có giá trị rất lớn, đôi khi là lớn nhất của DN, nhất là giá thuê đất của Nhà nước thường rất thấp so với giá thị trường. Lý do là Luật Ðất đai năm 2013 quy định, DN chỉ được giao đất đối với đất ở, còn các trường hợp khác thì phải thuê đất, với sự lựa chọn hai cách trả tiền thuê đất một lần hoặc hằng năm. Nếu trả tiền thuê đất một lần thì giá trị quyền sử dụng đất sẽ cấu thành vào giá trị tài sản, còn đối với đất thuê trả tiền hằng năm thì không được tính vào giá trị tài sản”.
Cũng như với đất đai, tài sản là 325 bộ phim do VFS sản xuất trong 63 năm cũng không được định giá. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái cho biết: Số lượng phim này sản xuất từ nguồn ngân sách Nhà nước nên thuộc sở hữu Nhà nước. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác đều phải tuân thủ luật bản quyền. Và vì thế thương hiệu VFS cũng không được định giá dường như là lẽ đương nhiên.
Bỏ ngỏ giá trị thương hiệu
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp, việc pháp luật Việt Nam chưa đầy đủ đã ảnh hưởng rất nhiều đến định giá giá trị thương hiệu của các DN khi cổ phần hóa. Từ Nghị định 109/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 về việc bán và giao DN 100% vốn Nhà nước cho đến Nghị định 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN đều đã xác định giá trị thương hiệu là một trong những lợi thế kinh doanh. Tuy nhiên theo chuẩn mực kế toán Viêt Nam số 04 thì nhãn hiệu hàng hóa lại được coi là tài sản cố định vô hình. Chính vì vậy mà đến nay, các doanh nghiệp và nhất là DN tư nhân ở nước ta vẫn không chú trọng vào xác định giá trị thương hiệu.
Cụ thể trong trường hợp của VFS, ông Tiến cho biết giá trị thương hiệu của VFS không thể tính theo “giá thị trường” được. Là “anh cả” trong nền điện ảnh cách mạng Việt Nam, VFS không thể có giá trị thương hiệu bằng 0 bởi thương hiệu của một đơn vị vốn thuộc nhóm tài sản vô hình, được tính từ giá trị lao động thực tế, quan hệ kinh doanh, giá trị sản phẩm, sự yêu thích của người tiêu dùng … trong suốt thời gian tồn tại. Giá trị của một DN điện ảnh thể hiện rõ qua các quan hệ đối với nghệ sĩ, tên tuổi của nghệ sĩ đang làm việc… Do đó, nếu khẳng định VFS có giá trị thương hiệu bằng 0 sẽ là sự phủ nhận toàn bộ những gì bao thế hệ nghệ sĩ xây dựng trong suốt hơn 60 năm qua.
Được biết, Nghị định 59/2011/NP-CP đang được sửa đổi nhằm định hướng cho DN chú trọng hơn trong việc xác định giá trị thương hiệu. Theo đề án tái cơ cấu, các tập đoàn và TCty sẽ thoái vốn ở một số Cty thành viên, bao gồm cả cổ phần góp vốn bằng giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, việc này chưa có hướng dẫn nên các DN vẫn đang trì trệ việc thoái vốn.
Chấm dứt việc NHNN mua ngân hàng giá 0 đồng Từ nay, sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng. |
Chưa minh bạch các nhà băng 0 đồng Từ sau khi NHNN mua lại 3 NH gồm CB, OceanBank và GPBank đến nay, thông tin về hoạt động và tình hình tài chính ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/