|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Vì sao nội địa hoá ô tô gặp khó?

21:40 | 07/10/2017
Chia sẻ
Công nghiệp ô tô và xe máy thành lập gần như cùng thời điểm nhưng cho tới thời điểm này, tỷ lệ xe máy nội địa hoá đã lên tới 80% còn ô tô chỉ khoảng 20%.
vi sao noi dia hoa o to gap kho
Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam

Chia sẻ tại tọa đàm “30 năm lan toả FDI” do BizLIVE tổ chức chiều 6/10 vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn - Tổng trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam cho biết, Toyota Việt Nam có khoảng 80% vốn nước ngoài, hoạt động ở Việt Nam được 20 năm.

Ông Tuấn cho biết, công nghiệp ô tô và xe máy thành lập gần như cùng thời điểm nhưng cho tới thời điểm này, tỷ lệ xe máy nội địa hoá đã lên tới 80% còn ô tô chỉ khoảng 20%.

Lý giải điều này, đại diện Toyota Việt Nam cho rằng nguyên nhân không chỉ ở vấn đề công nghệ mà còn là sản lượng.

“Tăng trưởng sản lượng ô tô rất thấp, thấp hơn nhiều xe máy nên rất khó phát triển. Hồi Toyota mới thành lập, sản lượng chỉ là vài chiếc xe một ngày và thời điểm đó thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp liên doanh sản xuất ô tô khác.

Đến nay tổng sản lượng ô tô ở Việt Nam đạt 300 nghìn chiếc mỗi năm, trong đó Toyota có khoảng 50 nghìn chiếc và 4 mẫu xe. Sản lượng thấp nên rất khó nội địa hoá. Nội địa hoá không phải là thành tích mà để giảm giá thành”, ông Anh Tuấn nói.

“Chúng ta tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành. Việt Nam là một nước có dân số đông, do đó chúng tôi thấy được thị trường Việt Nam sẽ rất lớn, người dân không thể đi xe máy mãi. Toyota đã chọn giải pháp tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ trong nước. Tuy nhiên tìm không phải dễ, mới đây đã có thêm một doanh nghiệp ở nước ngoài tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô”.

Theo đại diện Toyota Việt Nam, trong ngành ô tô, nếu sản lượng nhỏ thì dù nội địa hoá, giá vẫn sẽ rất cao. Do đó quan trọng nhất là sản lượng cao thì nội địa hoá mới hiệu quả.

“Toyota khi chọn nhà cung cấp không phân biệt đó là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Chỉ cần họ đáp ứng chất lượng là sẽ được chọn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp của Toyota chủ yếu là những doanh nghiệp FDI vốn cung cấp cho Toyota ở nước khác và họ theo vào Việt Nam”, ông Tuấn cho hay.

Cũng theo đại diện này, cũng có xuất hiện những doanh nghiệp Việt Nam như một doanh nghiệp nhựa ở Hà Nội phát triển lên từ việc hỗ trợ công nghiệp cho Honda, sau đó chuyển dần sang làm ô tô. Nhưng rào cản khi làm với doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên là chi phí. Vì sản lượng thấp nên họ rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan xuất khẩu sang đây.

“Toyota Việt Nam khi phát triển nhà cung cấp, chúng tôi phải chọn lọc rất kỹ lưỡng, đồng thời, phải cử người xuống hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng ổn định, giao hàng đúng hẹn, đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, phát triển bền vững. Các doanh nghiệp tham gia, hợp tác với Toyota được nâng cao năng lực, nhận được nhiều lời mời hợp tác của các đối tác hơn”, ông Tuấn cho biết.

vi sao noi dia hoa o to gap kho Bộ Công Thương thừa nhận thất bại công nghiệp ô tô

Trong báo cáo mới nhất về công tác thực hiện quy hoạch phát triển ngành ô tô và sản phẩm cơ khí trọng điểm, Bộ ...

vi sao noi dia hoa o to gap kho Đây là những mẫu xe danh tiếng từng được 'nhào nặn' bởi các đối tác thiết kế của Vinfast

Ferrari F12, Enzo Ferrari, Maserati GranTurismo, Volkswagen Scirocco hay Audi Q2 là những cái tên được thiết kế bởi chính 4 đối tác thiết kế ...

Trần Thúy