|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vì sao luật sư cho rằng 4.500 tỷ đồng không nằm trong vốn chủ sở hữu của VNCB?

06:47 | 23/01/2018
Chia sẻ
Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Minh Hải bào chữa cho Phạm Công Danh, VNCB không được tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng là sự thực. Sau khi không tăng được vốn điều lệ, VNCB vẫn nắm số tiền 4.500 tỷ đồng này.
 
vi sao luat su cho rang 4500 ty dong khong nam trong von chu so huu cua vncb Luật sư nêu 7 nghịch lý nếu không khấu trừ 4.500 tỷ ra khỏi con số thiệt hại 6.126 tỷ đồng tại VNCB
vi sao luat su cho rang 4500 ty dong khong nam trong von chu so huu cua vncb Nhiều điểm đáng lưu ý trong 10 ngày đầu xét xử phạm Công Danh giai đoạn 2
vi sao luat su cho rang 4500 ty dong khong nam trong von chu so huu cua vncb Đại diện CBBank: Số tiền 4.500 tỷ đã được sử dụng hết nhưng chưa rõ dùng như thế nào

Vậy khoản tiền này trở thành tiền gì? Thuộc sở hữu của ai? Cần hạch toán như thế nào? Hàng loạt câu hỏi được luật sư nêu ra để chứng minh luận điểm 4.500 tỷ đồng không nằm trong vốn chủ sở hữu của VNCB.

vi sao luat su cho rang 4500 ty dong khong nam trong von chu so huu cua vncb
Luật sư Trần Minh Hải.

Theo luật sư Hải, xét về nguyên tắc quản lý một ngân hàng, tổng tài sản (nguồn vốn hoạt động) của ngân hàng được hình thành từ hai phần: Vốn chủ sở hữu và Tổng nợ phải trả. Khoản tiền 4.500 tỷ đồng phải thuộc về một trong hai thành phần đó, hoặc thuộc về vốn chủ sở hữu, hoặc nợ phải trả của VNCB.

Do là một tổ chức tín dụng, nên vào thời điểm đó cũng như hiện nay, VNCB phải chấp hành quy định về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng theo Thông tư 05/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Căn cứ vào từng khoản mục của vốn chủ sở hữu nêu trên, thì có thể đi đến kết luận như sau:

Khoản tiền 4.500 tỷ đồng không phải vốn điều lệ, bởi vốn điều lệ VNCB vẫn chưa được tăng từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, việc tăng vốn điều lệ phải có sự chấp thuận và có quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước mới có hiệu lực pháp luật. Hồ sơ vụ án thể hiện, trường hợp tăng vốn tại VNCB không hề có quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Hệ quả là về pháp lý và thực tiễn, VNCB không được tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng. Trong Quyết định số 249/QĐ-NHNN ngày 5/3/2015 của Thống đốc NHNN cũng xác định rõ vốn điều lệ tại thời điểm VNCB bị mua với giá 0 đồng chỉ là 3.000 tỷ đồng.

Trong mọi trường hợp Ngân hàng Xây dựng không được phép hạch toán khoản tiền này vào vốn điều lệ của mình. Nếu hạch toán sai, phải loại trừ khoản tiền 4.500 tỷ đồng ra khỏi vốn điều lệ.

Khoản tiền 4.500 tỷ đồng không phải chênh lệch đánh giá lại tài sản. Theo luật sư, chênh lệch do đánh giá lại tài sản được hiểu như trường hợp ngân hàng đầu tư vào một bất động sản trị giá 500 tỷ đồng, nay bất động sản tăng lên 800 tỷ đồng do định giá lại, phát sinh một khoản chênh lệch 300 tỷ đồng.

4.500 tỷ đồng không phải là thặng dư vốn cổ phần.

4.500 tỷ đồng không nằm trong quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính. Bởi theo quy định tại Điều 23, Nghị định 57/2012/NĐ-CP và điều 23 Nghị định 93/2017/NĐ-CP cùng quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, các quỹ được hình thành từ việc trích lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng.

4.500 tỷ đồng không phải lợi nhuận chưa phân phối bởi đã rõ ràng nguồn gốc từ 22 cá nhân bên ngoài nộp vào VNCB với mục đích tăng vốn điều lệ của VNCB.

4.500 tỷ đồng không phải vốn khác nằm trong vốn chủ sở hữu.

Kết lại, luật sư cho rằng có đủ cơ sở pháp lý để kết luận, khoản tiền 4.500 tỷ đồng không nằm trong vốn chủ sở hữu của VNCB. Theo đó, 4.500 tỷ đồng phải nằm trong tổng nợ phải trả của VNCB.

Từ cơ sở pháp lý đã chứng minh nêu trên, luật sư yêu cầu cần bác bỏ quan điểm phi lý cho rằng VNCB bị âm vốn chủ sở hữu, thì không phải hoàn trả khoản tiền 4.500 tỷ đồng cho những người nộp tiền mua cổ phần.

Quan điểm này diễn giải đơn giản không khác gì việc cho rằng, người vay tiền nếu hết tiền, thì không cần trả nợ vay. Theo đó, luật sư nhìn nhận không thể để nghịch lý bất cập này tồn tại. Bởi nó là khoản nợ và khi chưa có bất kỳ giao dịch trả nợ nào được hạch toán, thì Ngân hàng Xây dựng vẫn phải trả.

Thảo Nguyên