|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Vì sao hạt tiêu Việt Nam được buôn lậu khối lượng lớn sang Sri Lanka?

18:52 | 05/03/2019
Chia sẻ
Hạt tiêu khô, đen đã từng giá trị đến mức được coi là một đồng tiền. Hiện tại, loại gia vị này vẫn được săn lùng bất chấp hạt tiêu tương đối đắt đỏ, được sử dụng trong mỗi bữa ăn trên khắp thế giới. Nhu cầu đối với hạt tiêu rất cao và ngày càng tăng.

Vì sao hạt tiêu Việt Nam được buôn lậu khối lượng lớn sang Sri Lanka? - Ảnh 1.

Ảnh: Quartz India.

Nhà xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới là Việt Nam, nơi người nông dân đã chuyển đổi từ những giống cây trông phổ biến trước đó, như cà phê, sang hạt tiêu. Hạt tiêu của Việt Nam được bán trên khắp thế giới, nhưng ít xuất hiện tại Ấn Độ, khi chính phủ quốc gia này đưa ra mức giá cố định đối với hạt tiêu cao hơn giá bán trên các thị trường khác. 

Vì điều đó, các thương nhân sẽ thu được lợi nhuận cao khi bán hạt tiêu Việt Nam với giá tại Ấn Độ, nếu có thể tránh được thuế quan cao và mức giá nhập khẩu tối thiểu của quốc gia Nam Á.

Và một số thương nhân đang làm như vậy. Hộ nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Sri Lanka, dán nhãn lại cho lô hàng, và bán chúng tại Ấn Độ để thu về lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc xuất khẩu trực tiếp sang quốc gia rộng lớn và yêu thích hạt tiêu.

Vì sao hạt tiêu Việt Nam được buôn lậu khối lượng lớn sang Sri Lanka? - Ảnh 2.

Nguồn: Quartz India.

Ấn Độ từng là một trong những nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên theo thời gian, nhu cầu gia tăng trong khi sản xuất không bắt kịp xu hướng. Quốc gia này đang tiêu thụ hầu hết hạt tiêu được trồng trên cả nước, và chỉ để lại một ít cho xuất khẩu. 

Tại Ấn Độ, hạt tiêu chủ yếu được đồng như cây trồng dùng để bán thứ hai trên các đồn điền cà phê, theo ông Greg Estep, người điều hành một công ty gia vị tại tổ chức kinh doanh nông nghiệp Olam. 

"Đối với người trồng, nguồn thu nhập là điều rất quan trọng", ông lưu ý. 

Những người vốn có thu nhập thấp chịu áp lực nhiều hơn nếu người tiêu dùng Ấn Độ có thể dễ dàng tiếp cận với hạt tiêu giá rẻ từ nơi khác, làm giảm những nỗ lực của chính phủ trong việc bảo vệ người nông dân. 

Lỗ hổng trong cơ chế xuất khẩu

Chính phủ Ấn Độ đã áp thuế nhập khẩu 52% đối với hạt tiêu có nguồn gốc từ các quốc gia ASEAN như Việt Nam và Campuchia, và 70% đối với hồ tiêu từ quốc gia như Brazil và Trung Quốc. Điều này khiến giá bán lẻ rơi vào khoảng 7.000 USD/tấn, gấp mấy lần giá ở những nơi khác. 

Mặc dù vậy, vẫn có lỗ hổng để các thương nhân buôn gia vị tuồn hàng vào Ấn Độ. Theo Thỏa thuận Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA), hạt tiêu Sri Lanka chỉ chịu thuế 8% tại Ấn Độ. Và xuất khẩu dưới 2.500 tấn không chịu bất kì mức thuế nào. 

Trong khi hạt tiêu Việt Nam là một trong những loại rẻ nhất trên thế giới, thương nhân sẽ thu về khoản lợi nhuận lớn, đặc biệt là khi ngay cả những người mua thông thái nhất cũng không thể thường xuyên phân biệt được hạt tiêu Việt Nam và từ những nơi khác. 

Vì vậy, những thương nhân có thể tái xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam một cách bất hợp pháp từ Sri Lanka với giá gấp tới ba lần giá mua vào.

Trò chuyện với tờ Times of India, một nhà xuất khẩu giải thích các cơ quan chức năng Sri Lanka cũng phát hành những chứng chỉ không chính xác về nguồn gốc của các lô hạt tiêu đó, nói rằng chúng đã được sản xuất trong nước. 

"Chính phủ Ấn Độ đang triển khai các biện pháp để hạn chế hoạt động này bằng cách đưa ra những qui định nghiêm ngặt về chứng nhận nguồn gốc", ông Estep cho biết, "tuy nhiên vẫn có một khối lượng lớn được đưa vào thị trường Ấn Độ thông qua những lỗ hổng khác nhau".

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, Việt Nam đã không xuất khẩu bất kì lô hạt tiêu nào sang Sri Lanka trong thập kỉ này. 

Theo các nguồn tin thương mại, Ấn Độ đã nhập khẩu 2.337 tấn hạt tiêu đen từ Việt Nam trong tháng 12/2018, tăng hơn 23% so với tháng trước đó.

Ổn định giá hạt tiêu Việt Nam có thể là cách tốt nhất để ngăn chặn những hoạt động buôn lậu này. Ở thời điểm hiện tại, giá đang rất biến động, và có thể biến động tới 40% mỗi năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng, mặc dù hầu hết đến từ chuỗi cung ứng, khi không phải chịu những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sự sẵn sàng trồng trọt của các hộ gia đình nhỏ.

Khó khăn chồng khó khăn

Ngay cả khi người nông dân quyết định thúc đẩy sản xuất hồ tiêu, họ cũng không thể thu về lợi nhuận sau 3 - 4 năm trồng cây, ông Estep cho biết. 

Chi phí lớn trước thu hoạch cũng có nghĩa là người nông dân, vốn đang vật lộn để sống qua ngày cho tới khi thu hồi vốn đầu tư, sẽ phải chờ rất lâu để điều đó xảy ra. 

Một khi thu hoạch, hạt tiêu được chuyển tay từ thương lái này sang thương lái khác, sau đó tới hàng loạt các nhà chế biến, những người sẽ biến hạt tiêu thô trở thành sản phẩm vô trùng có thể bán trên các kệ hàng tạp hóa. 

Với thời gian dài như vậy, cùng với một loạt các bước chế biến, những nỗ lực để ổn định giá hạt tiêu ngoài Việt Nam không mấy thành công. 

Một sàn giao dịch tại Singapore đã tạo ra hợp đồng hạt tiêu tương lai vào năm 2012, nhưng đã dừng giao dịch vào 2014 khi sàn giao dịch bị mua lại và chủ sở hữu mới không hứng thú với mặt hàng này. 

Xem thêm thông tin liên quan:




Lyly Cao