|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao chuỗi Saigon Cafe đóng cửa gần hết?

07:30 | 26/04/2017
Chia sẻ
Sau khi ra mắt và mở rộng chuỗi khá nhanh trong vòng một năm qua, đến nay Saigon Cafe chỉ giữ lại cửa hai cửa hàng hiệu quả nhất để tái cơ cấu.

Tháng 6/2016, chuỗi Saigon Cafe khai trương cửa hàng đầu tiên và mở rộng rất nhanh các tháng sau đó. Thời điểm phát triển nóng nhất, chuỗi cà phê này có đến 7 cửa hàng ở khắp TP.HCM. Các cửa hàng của chuỗi đều nằm ở vị trí đắc địa. Nhiều quán có tới 2-3 mặt tiền phố lớn ở các quận trung tâm với diện tích rộng và đầu tư thiết kế công phu.

Vị trí tốt, không gian rộng và giá đồ uống phải chăng, thậm chí tương đối “mềm”, Saigon Cafe nhanh chóng thu hút đông khách hàng và trở thành điểm check-in quen thuộc của giới trẻ Sài thành.

Tuy nhiên, sau một năm hoạt động, từ số lượng 7 cửa hàng, đến nay, chuỗi chỉ còn 2 cửa hàng tại Đồng Khởi và phố đi bộ Nguyễn Huệ.

vi sao chuoi saigon cafe dong cua gan het

Cửa hàng đầu tiên của Saigon Cafe tại đường Đồng Khởi, TP.HCM. Ảnh: V.Dũng.

Chia sẻ với Zing.vn một thành viên sáng lập ra chuỗi cửa hàng cho biết việc thu gọn hoạt động này để tái cơ cấu hoạt động.

Vị này cho hay phần lớn cửa hàng đều nằm tại những vị trí khá đẹp. Tuy nhiên, vị trí đẹp không đồng nghĩa với việc kinh doanh hiệu quả. "Áp lực cạnh tranh và việc giá thuê mặt bằng đang tăng cao khiến chúng tôi chỉ muốn giữ lại những cửa hàng thực sự hiệu quả nhất. Một năm qua là giai đoạn chúng tôi thử nghiệm mở rộng mô hình để đo lường, đây được coi là việc bình thường khi trong startup”, vị này cho biết.

Trong bối cảnh nhiều chuỗi cà phê phải ngừng hoạt động vì kinh doanh không hiệu quả, thông tin việc hệ thống Saigon Cafe đóng cửa hàng loạt càng khẳng định sức ép lớn từ lĩnh vực kinh doanh chuỗi F&B. Đây cũng là điều khiến giới trẻ Việt Nam rút ra những bài học lớn về quản lý tài chính khi khởi nghiệp.

Tuy nhiên đại diện Saigon Café cho biết việc đóng cửa nhiều cửa hàng không phải là dấu hiệu xóa sổ cả chuỗi này.

Vị này cho rằng không giống với các startup khác, chuỗi không chịu áp lực mở rộng chuỗi gọi vốn từ các quỹ đầu tư nên việc duy trì quy mô như hiện tại cũng không quá khó khăn.

"Các cửa hàng được giữ lại đang có kết quả kinh doanh rất tốt nên chúng tôi sẽ phát triển thêm nếu tích lũy đủ tài chính và có chiến lược tốt hơn trong tương lai", đại diện chuỗi bày tỏ.

Trước đó, tại thị trường Hà Nội, sau ILLY và Gloria Jean Coffee, chuỗi The KAfe cũng chấm dứt hoạt động, đóng cửa nhiều điểm kinh doanh. Thậm chí, nhiều cơ sở của chuỗi này đã được chuyển nhượng cho đơn vị khác từ 4 tháng nay.

Chia sẻ trên trang cá nhân về việc hàng loạt chuỗi cà phê đình đám đóng cửa, ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn KhaiSilk, cho rằng Gloria Jean Coffee phải đóng cửa vì không biết cách thâm nhập vào một thị trường cà phê béo bở tại Việt Nam và cũng không chịu đào sâu nghiên cứu thị trường với những tính chất cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, theo doanh nhân này, việc có tồn tại được hay không còn mang tính chất may rủi do thị trường quyết định.

"Chứ không phải cứ thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài mang vào Việt Nam là thành công. Ví dụ như thương hiệu cà phê ILLY nổi tiếng tại châu Âu và trên thế giới sau khi vào Việt Nam cũng bị phá sản sau khi mở 2 cửa tiệm tại Sài Gòn. Ngoài ra, NYDC cũng thế khi bước chân vào thị trường Việt Nam hào hứng như thế nào và cũng phải chịu đau thương sau 5 năm hào hùng", doanh nhân Hoàng Khải viết.

Bình Nguyên

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.