|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vì sao các 'sếp lớn' đua nhau mua vào cổ phiếu ngân hàng sau niêm yết?

07:30 | 02/07/2018
Chia sẻ
Lột xác sau niêm yết trên sàn, cổ phiếu ngân hàng trở nên có sức hút hơn đối với nhà đầu tư, mang lại nhiều kỳ vọng cho cổ đông nội bộ và đặc biệt là "sếp lớn". Tuy nhiên những giao dịch nội bộ còn có thêm tác dụng là tăng sức chú ý và "niềm tin" của nhà đầu tư vào cổ phiếu.
vi sao cac sep lon dua nhau mua vao co phieu ngan hang sau niem yet Khi 'gió' đổi chiều với cổ phiếu ngân hàng
vi sao cac sep lon dua nhau mua vao co phieu ngan hang sau niem yet Thành tại… ngân hàng, bại cũng tại… ngân hàng!

Thời gian gần đây, giao dịch cổ phiếu ngân hàng trở nên sôi động với nhiều thương vụ và giao dịch lớn dưới sự góp mặt của các cổ đông nội bộ, các "sếp lớn" của ngân hàng. Những giao dịch này đến nhiều từ các cổ phiếu ngân hàng mới niêm yết trên sàn như VPBank, VIB, Techcombank, TPBank, HDBank, LienVietPostBank,...

Các "sếp lớn" đua nhau mua vào cổ phiếu

Gần đây nhất, bà Hoàng Anh Minh, vợ Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng, đã mua thành công 5 triệu cp VPB, nâng số lượng nắm giữ lên gần 73 triệu cp, tương đương 4,642% vốn điều lệ VPBank và trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng.

Trước đó, một số vụ "sang tay" hàng chục triệu cổ phiếu VPBank cũng diễn ra như Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Tín Tâm chuyển quyền sở hữu 34,5 triệu cp ông Nguyễn Mạnh Cường; Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Trang Thành chuyển nhượng 22,7 triệu cp cho ông Trần Quốc Anh Thuyên,...

Hai vợ chồng Phó Tổng Giám đốc Hồ Vân Long cũng thực hiện các giao dịch mua vào - bán ra hàng triệu cp VIB.

Cách đây không lâu, 87 triệu cp TPBank được phân phối thành công trong đợt phát hành riêng lẻ cho 21 nhà đầu tư (gồm 7 tổ chức và 14 cá nhân). Trong đó, có 4 tổ chức đều liên quan đến bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Thành viên Ban kiểm soát của TPBank. Phó Tổng giám đốc Bùi Thị Thanh Hương cũng đã mua thêm 1 triệu cp nâng mức sở hữu lên 9,4 triệu cp; tương đương 1,4% vốn điều lệ của ngân hàng.

Cổ phiếu Techcombank cũng được nhiều "sếp" đưa vào tầm ngắm trước và sau khi lên sàn (4/6). Rục rịch từ giữa tháng 3 trước thềm niêm yết, nhiều cán bộ cấp cao cùng người nhà đã liên tiếp đăng ký mua vào cổ phiếu.

Có thể kể đến như Phó Chủ tịch Nguyễn Cảnh Sơn (32,3 triệu cp), Phó Chủ tịch Đỗ Tuấn Anh (200 nghìn cp), Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh (2 triệu cp), Giám đốc Tài chính Trịnh Bằng (2 triệu cp), Giám đốc Kế toán, Kế toán trưởng, Trưởng bộ phần kiểm toán nội bộ,… Người nhà của Chủ tịch Hồ Hùng Anh cũng gom vào một bút toán lớn hơn 146 triệu cổ phiếu TCB, nâng tổng sở hữu gia đình tại Techcombank lên 13,67%.

vi sao cac sep lon dua nhau mua vao co phieu ngan hang sau niem yet
Niêm yết trên sàn là cơ hội của các cổ phiếu ngân hàng (Ảnh minh hoạ)

Cổ phiếu của HDBank mặc dù không nhiều giao dịch nội bộ lớn nhưng cũng nhận được nhiều sự chú ý của nhà đầu tư. Công ty Thương mại Dầu khí – Petechim (tổ chức có liên quan đến ông Trần Hoài Nam - Phó Tổng Giám đốc HDBank) đăng ký mua 500 nghìn cp nhưng không thành công vì lý do vướng quy định của Luật các TCTD. Trước đó không lâu, em gái Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Phương đã mua vào 12,5 nghìn cp.

LienVietPostBank được nhắc đến khá nhiều trong thời gian trước và sau khi lên UPCoM với hàng loạt các giao dịch nội bộ từ các thành viên HĐQT, Ban điều hành và các cán bộ quản lý. Các thông tin đăng ký mua bán và hoàn tất giao dịch diễn ra liên tiếp tạo một bầu khí nóng cho cổ phiếu này.

Đầu tư dài hạn hay "kéo" thị trường?

Có thể nhận thấy giao dịch của cổ đông nội bộ và "sếp" đối với các cổ phiếu phần lớn nhằm tăng tỷ lệ sở hữu và nghiêng về đầu tư dài hạn. Các cổ đông này mỗi khi giao dịch đều phải đăng ký trước và những hành động của họ thường có ảnh hưởng nhất định đến giá cổ phiếu. Do đó, mỗi lần thực hiện mua/bán cổ phiếu họ đều phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Tăng số lượng sở hữu đồng nghĩa với việc đặt kỳ vọng cao vào giá trị cổ phiếu trong tương lai, hay nói cách khác triển vọng của ngân hàng. Do vậy, việc các "sếp" mua vào cổ phiếu không những nhằm mục đích tăng chi phối sở hữu mà còn tạo một "niềm tin" hơn và tăng sự "quan tâm" của nhà đầu tư. Đây là vấn đề quan trọng nhất là với cổ phiếu mới niêm yết.

Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, thị trường chứng khoán đang nằm trong vùng giằng co và tích luỹ, không quá thích hợp để đầu tư ngắn hạn nhưng lại là thời điểm cân nhắc đầu tư trung và dài hạn đối với các ngành có triển vọng. Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của NHNN cho thấy 88,6% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh của năm 2018 tiếp tục cải thiện hơn so với năm 2017, trong đó 29,2% kỳ vọng “cải thiện nhiều”.

Biến động các cổ phiếu "mới sinh" trong năm 2018

Xem xét biến động giá cổ phiếu của 3 ngân hàng mới thực hiện niêm yết trên HOSE trong năm 2018 có thể nhận thấy sự biến động ngược chiều. Trong khi HDB tăng 9,5% kể từ ngày đầu lên sàn thì TPB và TCB lại đều giảm không ít. Khối lượng và thời gian giao dịch của HDB cũng lớn nhất trong 3 ngân hàng.

Cụ thể, TPB đã giảm 14% sau hơn 2 tháng giao dịch, TCB của Techcombank có vẻ "bết bát" hơn, giảm hơn 28% chỉ trong vòng 1 tháng.

vi sao cac sep lon dua nhau mua vao co phieu ngan hang sau niem yet

vi sao cac sep lon dua nhau mua vao co phieu ngan hang sau niem yet
Diễn biến giá 3 cổ phiếu ngân hàng mới niêm yết gần đây (Ảnh: DB tổng hợp)

Mức giá niêm yết lên sàn là chủ đề được giới chứng khoán nhắc đến nhiều với câu hỏi cao hay thấp. Techcombank cũng từng được cho là cổ phiếu có giá quá cao khi niêm yết với giá 128.000 đồng/cp, gấp khoảng 2,3 lần mức giá cổ phiếu ngân hàng cao nhất (VCB của Vietcombank). Tuy nhiên, giá của TCB khả năng tụt xuống mức 4x.xxx đồng/cp sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1: 2 sắp tới.

Khi gia nhập thị trường chứng khoán mức giá cổ phiếu sẽ nhanh chóng chịu ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường, sự kỳ vọng của các nhà đầu tư, từ đó tìm đến giá trị của mình trong cung - cầu.

Xem thêm

Diệp Bình