|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bitcoin vẫn đầy rẫy rủi ro, giá đồng tiền này được dự báo có thể giảm về 25.000 USD

05:00 | 09/05/2022
Chia sẻ
Bitcoin từ lâu đã được biết đến như một “tài sản lưu trữ giá trị”, nhưng vì đâu mà sau biết bao đồn đoán thì thị trường bitcoin vẫn biến động mạnh và tiếp tục bị đánh giá là loại tài sản nhiều rủi ro?

Hôm 5/5 là một ngày tồi tệ đối với thị trường tiền điện tử và cả tài chính truyền thống. Vào ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020, bitcoin (BTC) đã giảm hơn 7%, trong khi chỉ số Nasdaq giảm hơn 5%. Bitcoin chưa thể trở thành tài sản đầu tư phi rủi ro vì tiếp tục cho thấy vô số bất ổn.

Bitcoin, tiền điện tử vẫn đầy rẫy rủi ro

Nhiều người hy vọng vào sự đầu cơ trong thị trường thương mại và tiền điện tử. Mặc dù có vẻ như trong ngắn hạn thì triển vọng của bitcoin không mấy khả quan, nhưng một số nhà phân tích đã chỉ ra những bằng chứng sẽ cho thấy rằng bitcoin vẫn đang trên đà trở thành một tài sản có rủi ro.

 Bitcoin đang dần trở thành tài sản phi rủi ro? (Nguồn: Outlook India)

Thị trường phi rủi ro là dựa trên toán học hoặc sai lầm, nhưng một tài sản phi rủi ro mô tả một tài sản hoạt động tốt – hoặc là một tài sản mà các nhà đầu tư đổ xô đến – khi tâm lý thị trường suy yếu trên tổng thể.

Ví dụ, trái phiếu chính phủ là tài sản phi rủi ro. Ngược lại, cổ phiếu công nghệ và bitcoin, tiền điện tử được coi là tài sản có rủi ro. Các tài sản có rủi ro hoạt động tốt khi “tâm trạng” chung trên thị trường đi lên và khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không tăng lãi suất.

Mới đây, nhà phân tích của Bloomberg Mike McGlone đã chia sẻ một biểu đồ thú vị mô tả “sự chấp nhận, sự trưởng thành và bitcoin đánh bại cổ phiếu”, ngụ ý rằng bitcoin cuối cùng có thể đang thể hiện màu sắc của nó như một bến cảng an toàn trong thời kỳ khó khăn. Biểu đồ cho thấy sự biến động của bitcoin và hiệu suất của bitcoin vượt trội hơn so với chỉ số chứng khoán Nasdaq 100.

 Tiền điện tử, bitcoin có những tháng đầu năm không mấy khả quan cho đến nay. (Nguồn: NewsBTC)

Điều quan trọng ông Mike McGlone giải thích rằng: “Thị trường tiền điện tử vào đầu tháng 5 xuất hiện như một cuộc cách mạng mới về fintech và tiền tệ. Thực tế là bitcoin - phương tiện giao dịch 24/7 linh hoạt nhất thế giới - chỉ giảm khoảng 15% vào năm 2022 tính đến ngày 3/5 so với 20% đối với Chỉ số chứng khoán Nasdaq 100. Vì thế, có thể thấy tiền điện tử đang chuyển đổi sang hướng tài sản phi rủi ro”.

Nhà phân tích này cũng đồng thời chỉ ra rằng chính xu hướng thay đổi để trở thành một tài sản phi rủi ro sẽ giúp bitcoin phục hồi và tăng giá đến 100.000 USD vào cuối năm nay. Ông mô tả rằng “những gì đang xảy ra để thúc đẩy tiền bạc và tài chính của thế kỷ 21, sẽ không gì có thể ngăn cản”.

Để chứng minh cho lập luận, theo một biểu đồ do InvestAnswers YouTube cung cấp, trong 90 ngày qua, bitcoin tăng 6% so với mức thấp nhất 12% của Nasdaq.

Cuối cùng, bitcoin đã dần chứng tỏ mình là một tài sản lưu trữ giá trị, hay còn gọi là Vàng 2.0. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế vĩ mô ngày càng tồi tệ, Youtuber nổi tiếng Benjamin Cowen nói rằng bitcoin có thể không đạt 100.000 USD trong năm nay vì môi trường “rủi ro” hiện tại – khi mà lạm phát cao chưa được giải quyết.

Trên thực tế, vô số chuyên gia, nhà đầu tư đều đang lo ngại rằng sắp tới, có nguy cơ bitcoin giảm xuống còn dưới 30.000 USD, thậm chí là 25.000 USD. Nói cách khác, mọi quan điểm, dự đoán về giá bitcoin và các đồng tiền điện tử khác đều rất khó xác thực hay đảm bảo chính xác vì cho đến nay, bitcoin tiếp tục là một loại tài sản rủi ro cao, có giá trị biến đổi không ngừng.  

Số liệu tại nhiều sàn giao dịch cho thấy, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang bán tháo khá nhiều bitcoin để giảm thiểu thất thoát. Nhìn chung, có thể trong tương lai xa, bitcoin sẽ trở thành tài sản phi rủi ro nhưng ở tương lai gần, việc đầu tư vào tiền điện tử nói chung vẫn khó dự đoán. 

Thu Phương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.