|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Quyết định nâng lãi suất của Fed sẽ quyết định 'số phận' của thị trường tiền ảo, bitcoin ra sao?

07:04 | 05/05/2022
Chia sẻ
Thị trường tiền ảo, bitcoin được dự báo sẽ có điều chỉnh lớn sau hành động tăng lãi suất của Fed.

Bitcoin (BTC) bắt đầu một tuần mới với nhiều sự không chắc chắn sau “màn trình diễn” tồi tệ nhất trong tháng 4 từ trước đến nay. Kết thúc tháng 4/2022, giá bitcoin đã giảm sâu khiến nhiều nhà đầu tư thậm chí lo ngại rằng nó có thể giảm xuống 30.000 USD hoặc thấp hơn thế.

Với thực trạng như vậy, nhiều người hy vọng rằng tâm lý nhà đầu tư sẽ được cải thiện trong tháng 5 này. Khi mà thị trường tiền điện tử và bitcoin vẫn bị ràng buộc với các yếu tố vĩ mô thì dữ liệu trên chuỗi cho thấy tình hình có thể khả quan hơn ít nhiều.

Tuy nhiên, với quyết định nâng lãi suất của Fed vào ngày 4/5 có thể là thời điểm mà thị trường tiền ảo phản ứng gay gắt để tuân thủ chính sách mới. Chuyên trang Cointelegraph đã xem xét những yếu tố có khả năng định hình hoạt động giá bitcoin trong tuần này.

1. Fed trở lại “ánh đèn sân khấu”

Khi lạm phát gia tăng trên toàn thế giới, Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến ​​sẽ thực hiện tốt các cam kết trước đây của mình và công bố các đợt tăng lãi suất cơ bản. Mức độ quan trọng và khả năng triển khai nhanh chóng của mức lãi suất mới đã tạo ra một vấn đề tranh luận, đặc biệt tập trung vào việc liệu các thị trường đã “định giá” các lựa chọn khác nhau hay chưa.

 Chính sách mới về lãi suất của Fed tác động mạnh tới bitcoin, tiền ảo. (Nguồn: Currency)

Bất kỳ cú sốc nào cũng có khả năng gây ra, ít nhất là sự biến động tạm thời trên các thị trường và trong hơn 6 tháng qua thì tiền điện tử cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, sự chú ý đổ dồn vào cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) được tổ chức vào ngày 3 và 4/5.

Nhà phân tích vĩ mô Alex Krueger cho biết: “Thông báo của Fed vào ngày 4/5 quyết định số phận của thị trường [tiền ảo]”. Ông Krueger đang đề cập đến một chính sách được gọi là thắt chặt định lượng (QT) - một chính sách tương ứng với nới lỏng định lượng, hoặc QE, mô tả tốc độ rút tiền hỗ trợ kinh tế của Fed trong nỗ lực giảm bảng cân đối 9 nghìn tỷ USD.

Các tài sản rủi ro, vốn đã nhạy cảm với môi trường bảo thủ như bitcoin bị cho là sẽ thua lỗ lớn trong những tháng tới. Các đồng tiền điện tử khác cũng có thể bị giảm theo.

2. Đã đến lúc bitcoin giảm xuống còn 28.000 USD?

Mức giá chốt lại tháng 4/2022 của bitcoin chỉ khoảng 37.600 USD - không có gì hấp dẫn đối với những người mới chơi bitcoin. Mặc dù sau đó bitcoin có tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn đáng kể mức đỉnh của hành lang giao dịch năm 2022 là 46.000 USD.

Trước đây, các nhà phân tích kỳ vọng rằng tháng 4 sẽ là thời điểm bitcoin có hiệu suất giao dịch tốt hơn, nhưng cuối cùng, tháng 4/2022 đã trở thành tháng 4 tồi tệ nhất lịch sử. Mức lỗ tổng thể của đồng tiền ảo lớn nhất này là 17,3%.

Không có gì ngạc nhiên khi tâm trạng của các nhà phân tích cũng thận trọng như nhau khi dự đoán giá bitcoin cho tuần này. Nhà phân tích Matthew Hyland lập luận trên Twitter rằng việc giám bitcoin giảm xuống dưới 30.000 USD chỉ là vấn đề thời gian.

 Bitcoin có nguy cơ giảm xuống mức giá 28.000 USD. (Nguồn: MP)

3. Sức mạnh đồng USD tiếp tục gây áp lực cho thị trường tiền ảo

Một ngày hợp nhất duy nhất vào ngày 29/4 đã đi vào lịch sử và đến ngày 2/5, thị trường đã chứng kiến ​​chỉ số sức mạnh của đồng USD (DXY) đạt mức cao nhất kể từ năm 2002.

“Hiện tại, mối quan hệ nghịch đảo giữa bitcoin và DXY mô tả rằng nếu chỉ số duy trì trên mức kháng cự 102 DXY, điều này có thể làm suy yếu bitcoin và hành động giá có thể quay trở lại khu vực 35.000 USD trở xuống, đặc biệt nếu DXY tăng có thể là do thắt chặt chính sách tiền tệ”, phân tích của Glassnode giải thích.  “Sức mạnh của đồng USD phụ thuộc nhiều vào đường lối hành động của Fed. Lạm phát gia tăng và khả năng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào đầu tháng 5 có thể củng cố DXY”, Glassnode cho biết thêm.

4. Nguồn cung thanh khoản cao hơn mức giảm giá

Tuần trước đã chứng kiến ​​một kỷ lục mới về tỷ lệ nguồn cung bitcoin không hoạt động trong ít nhất một năm - 64%. Bây giờ, nhiều phân tích dữ liệu chỉ ra rằng bitcoin hiện ở dạng nguồn cung cấp kém thanh khoản. Thay đổi nguồn cung thiếu thanh khoản đạt đến mức chưa từng thấy kể từ cuối năm 2020 khi BTC/ USD bắt đầu có dấu hiệu của một “cú sốc nguồn cung” khi những người tham gia thị trường dồn vào thứ vốn đã là một loại tài sản “tồn đọng” vững chắc.

Nói cách khác, những người đang giữ bitcoin quyết định giữ nguyên và chờ đợi mà không bán ra thị trường khiến ngay cả khi giá bitcoin giảm thì cũng không có để mua.

5. Tâm lý “vượt qua” của các nhà đầu tư

Trong điều kiện hiện tại, tâm lý của các nhà đầu tư tiền ảo có những lo lắng nhất định. Chỉ số Sợ hãi & Tham lam đã đạt mức thấp nhất trong hai tuần là 20/100 vào tuần trước, hiện đã thoát khỏi vùng “sợ hãi tột độ”. Vươn lên vị trí 28/100, chỉ số Sợ hãi của tiền ảo thậm chí còn cao hơn tài chính truyền thống (TradFi) đo hôm 2/5 là 27/100.

Chưa rõ bitcoin và tiền điện tử sẽ phản ứng thế nào vào những ngày tới sau động thái của Fed, tuy nhiên, nhà đầu tư nên có sự chuẩn bị sẵn sàng cho nguy cơ bitcoin tiếp tục rớt giá. 

Thu Phương