|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Fed dự kiến tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát cao kỷ lục

09:15 | 02/05/2022
Chia sẻ
Giới chuyên gia cảnh báo Fed cần đạt được sự "cân bằng tinh tế" để ngăn nguy cơ kinh tế suy giảm trước nhiều cú sốc bên ngoài, như xung đột Nga-Ukraine và các lệnh phong tỏa phòng dịch ở Trung Quốc.

Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York (Mỹ), ngày 14/11/2021. (Ảnh: THX/TTX).

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến trong tuần tới sẽ tăng gấp hai lần mức độ kiềm chế lạm phát cao kỷ lục ở Mỹ, trong khi phải đối mặt với một loạt cú sốc cả bên trong lẫn bên ngoài. Giới chuyên gia lo ngại rằng đến một ngày nào đó những yếu tố này có thể đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới đến một cuộc suy thoái.

Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) của Fed sẽ tổ chức cuộc họp chính sách trong ngày 3-4/5, và các quan chức hàng đầu phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng họ sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm và công bố kế hoạch giảm mạnh khoản nợ mà họ nắm giữ.

Các quan chức hàng đầu Fed, gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, gợi ý rằng việc tăng nửa điểm phần trăm lãi suất có khả cao sẽ được đồng ý trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày tới và gấp đôi so với mức tăng 0,25 điểm phần trăm mà FOMC triển khai trong tháng Ba.

Fed dự kiến sẽ công bố kế hoạch cắt giảm hàng nghìn tỷ USD trái phiếu và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp mà Fed mua vào để hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Điều này sẽ làm tăng chi phí đi vay.

Cả hai động thái trên sẽ siết chặt hơn nữa các điều kiện cho vay tại nền kinh tế lớn nhất thế giới và có khả năng loại bỏ tình trạng giá tiêu dùng tăng với tỷ lệ cao chưa từng thấy kể từ những năm 1980.

Việc tăng lãi suất dự kiến là một trong số những chính sách chính của Fed trong năm nay.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo Fed cần phải đạt được sự "cân bằng tinh tế" để ngăn chặn nguy cơ kinh tế suy giảm, giữa bối cảnh nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với nhiều cú sốc bên ngoài, như xung đột Nga-Ukraine và các lệnh phong tỏa ngừa COVID-19 ở Trung Quốc.

H Chung

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.