VCSC nâng dự báo VN-Index từ 1.350 điểm lên 1.450 điểm vào cuối năm 2021
Tại Báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2021, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nâng dự báo mục tiêu VN-Index đến cuối năm 2021 và 2022 lần lượt từ 1.350 và 1.500 điểm lên kịch bản khả quan hơn ở mức 1.450 và 1.600điểm.
VCSC cũng giữ quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng trong trung hạn, dẫn dắt bởi sự tăng trưởng mạnh mẽcủa GDP và lợi nhuận doanh nghiệp. Hệ số P/E dự phóng 12 tháng vào cuối năm 2021 là 14,3 lần, còn P/E trailing là 17,1 lần (cao hơn mức trung bình 15,5 lần kể từ cuối năm 2013).
Dự báo mức tăng trưởng EPS của VCSC đối với VN-Index lần lượt là 33% - 20% - 17% cho các năm 2021 - 2022 - 2023. Kịch bản trên tương tự với dự báo chung của Bloomberg vào ngày 30/06/2021 ở mức lần lượt 31% - 20% - 16%.
Đối với triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm 2021 và kéo dài tới 2022, VCSC duy trì quan điểm tích cực nhờ vào kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi sau các gián đoạn do dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm của Việt Nam hiện đang ởmức 2,2% (thấp hơn so với mức trung bình 5,5% trong giai đoạn này) và lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng ở mức thấp. Yếu tố trên sẽ hỗ trợ cho tỷ lệ P/E.
Dự báo lợi nhuận tích cực được kỳ vọng là động lực thúc đẩy thị trường trong dài hạn. Mối tương quan giữa VN-Index và chỉ số dự phóng EPS chung 12 tháng là 0,88 (kể từ khi dữ liệu của Bloomberg bắt đầu ghi nhận vào giữa năm 2009). Tuy nhiên, cũng cần xem xét rằng tốc độ dự báo lợi nhuận đang dần chững lại sau khi thị trường chung đã ghi nhận những diễn biến khởi sắc trong 6 tháng đầu năm.
Ngoài ra, các yếu tố chính sách mới tích cực như cải cách thị trường dẫn đến việc nâng hạng lên vị thế thị trường mới nổi, tăng tốc giải ngân cho cơ sở hạ tầng và quá trình cổ phần hóa và thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước cũng là yếu tố hỗ trợ cho thị trường.
Về rủi ro, các gián đoạn kinh tế lớn hơn từ dịch COVID-19 dẫn đến tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến và làm chậm đà phụchồi trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp (bán lẻ, khách sạn và vận tải), lợi nhuận hộ gia đình và chất lượng tàisản của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.
Nền kinh tế mở cửa hoàn toàn trở lại sẽ chuyển hướng sự chú ý của các nhà đầu tư cá nhân và dòng tiền sang cácmảng khác của nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm, thanh khoản tăng mạnh được hỗ trợ bởi dòng tiền từ các lĩnh vực khác, nhất là dòng tiền cá nhân liên tục đổ vào thị trường chứng khoán.
Các chính sách hạn chế giao dịch của nhà đầu tư cá nhân có thể được đưa ra. Tính đến nay, giá trị giao dịch trung bình khớp lệnh nửa đầu năm 2021 trên sàn HOSE đạt 750 triệu USD/phiên, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Thanh khoản bình quân toàn thị trường đạt gần 1 tỷ USD. Dự nợ cho vay ký quỹ trong quý I/2021 đạt 91 nghìn tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 30%.
Lạm phát gia tăng có thể dẫn đến thắt chặt các chính sách tài khóa và tiền tệ. Đồng thời, lãi suất tăng lên có thể ảnh hưởng đến định giá và khẩu vị của NĐT cá nhân đối với cổ phiếu.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/