|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

VCSC hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 xuống 5,5%

11:04 | 13/07/2021
Chia sẻ
Do sự gia tăng số ca nhiễm tại khu vực phía nam, đặc biệt là TP HCM, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ giảm xuống còn 5,5% so với dự báo trước đó là 6,7%.

Nếu dịch được kiểm soát trong quý III, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 5,5%

Theo báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô của Trung tâm nghiên cứu của VCSC, các chuyên gia phân tích đã điều chỉnh kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2021 từ 6,7% xuống 5,5%.

VCSC cho rằng, sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở TP HCM, có thể dẫn đến những biện pháp giãn cách cao hơn ở các tỉnh/thành phố này và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quý III. Các chuyên gia đã giả định tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong quý III.

VCSC điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP 2021 xuống còn 5,5% - Ảnh 1.

Tăng trưởng GDP Việt Nam theo từng quý. (Nguồn: VCSC).

VCSC cho rằng kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 5,5 % năm nay trong trường hợp tốc độ tiêm chủng nhanh hơn trong nửa cuối năm cùng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra sẽ giúp hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Nhờ đó, ngành sản xuất/chế biến/chế tạo của Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, nếu làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 kéo dài sang quý IV/2021 hoặc các biện pháp giãn cách xã hội được thực trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh thì dự báo trên của VCSC sẽ khó xảy ra.

VCSC điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP 2021 xuống còn 5,5% - Ảnh 2.

Tăng trưởng GDP theo từng lĩnh vực. (Nguồn: VCSC).

Đà phục hồi của doanh thu bán lẻ bị ảnh hưởng

Theo đánh giá của VCSC, số ca nhiễm COVID-19 gia tăng làm giảm đà phục hồi của doanh thu bán lẻ. Cụ thể, tổng doanh thu bán lẻ 6 tháng đầu năm 2021 tăng 4,9% so với cùng kỳ và tăng 3,6% nếu loại trừ yếu tố giá (cùng kỳ năm 2020 giảm lần lượt 1,1% và 5,8%).

Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 6/2021 đã giảm 6,6% so với cùng kỳ do các biện pháp giãn cách xã hội ở nhiều khu vực trên cả nước. Đồng thời, việc Chính phủ tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội nhằm kiểm soát các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở các tỉnh miền Nam có thể tiếp tục ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước đến cuối quý III năm nay.

VCSC hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 xuống 5,5% - Ảnh 3.

VCSC hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 xuống 5,5% - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước ghi nhận thặng dư 3,5 tỷ USD trong 6 tháng 2021 do thu ngân sách tăng mạnh và giải ngân đầu tư công chậm. Theo thống kê của Bộ Tài chính, thu ngân sách Nhà nước đạt 775.000 tỷ đồng trong 6 tháng 2021. Trong khi đó chi ngân sách Nhà nước đạt 694, 4 nghìn tỷ đồng do giải ngân cho đầu tư phát triển đến cuối tháng 6 chỉ mới hoàn thành 29,02% kế hoạch năm 2021 (so với mức 33,04% trong cùng kỳ 2020).

Vốn đăng ký của các dự án FDI cấp mới và tăng thêm vẫn duy trì ổn định trong 6 tháng đầu năm 2021. Tổng giải ngân vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ đạt 9,2 tỷ USD, trong khi vốn đăng ký cho các dự án mới/tăng thêm và góp vốn mua cổ phần giảm 2,6% đạt 15,3 tỷ USD.

VCSC hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 xuống 5,5% - Ảnh 5.

Nâng kỳ vọng tăng trưởng thương mại

Trong khi đó, hoạt động thương mại phục hồi mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ nhu cầu toàn cầu tăng. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trong 6 tháng năm 2021 đạt 157,6 tỷ USD và 159,1 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam ghi nhận nhập siêu 1,5 tỷ USD trong nửa đầu năm (cùng kỳ 2020 xuất siêu 5,9 tỷ USD).

VCSC hạ dự báo tăng trưởng GDP 2021 xuống 5,5% - Ảnh 6.

Với kỳ vọng nhu cầu toàn cầu phục hồi mạnh mẽ, VCSC cho rằng, điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động thương mại trong nửa cuối năm 2021. Do đó, VCSC nâng kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu lên lần lượt 19,6% và 23,8%, từ mức kỳ vọng 12% trước đây. Theo đó, kỳ vọng thặng dư thương mại cả năm giảm từ 21,4 tỷ USD xuống còn 12,8 tỷ USD.

Phương Trang

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.