|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vận tải biển khu vực châu Á Thái Bình Dương: Cung vượt cầu

16:24 | 12/12/2016
Chia sẻ
Kể cả sau vụ sụp đổ của Hanjin, tình trạng thừa cung vẫn diễn ra trên thị trường vận tải biển khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Tàu vận chuyển container. Ảnh: Reuters

Ba tháng sau khi hãng vận tải biển Hàn Quốc Hanjin Shipping nộp đơn xin bảo hộ phá sản, giá cả trong ngành vận chuyển container với các hãng vận tải lớn vẫn chưa tăng đáng kể, một phần do tình trạng dư cung.

"Các hãng vận chuyển cạnh tranh để giành giật thị phần Hanjin để lại, nhưng giá vẫn tăng chậm", một chuyên gia marketing trong ngành vận tải nói với Nikkei Asian Review.

Trước khi sụp đổ, Hanjin nắm giữ khoảng 7% thị phần trên tuyến đường vận tải biển xuyên Thái Bình Dương từ châu Á đến Mỹ, đủ để nằm trong Top 5 nhà vận tải lớn nhất tuyến đường này.

Giá cơ bản để vận chuyển một container dài 40 feet (12 mét) đến Bờ Tây nước Mỹ dao động từ 1.000 đến 1.500 USD trong năm tài chính 2016. Giá cho người gửi hàng tăng thêm hơn 10% so với mức này nếu hàng hóa của họ được chuyển đến hãng chuyên chở khác.

Giá cả của giới chủ tàu hàng kích cỡ lớn thường được đưa ra vào mỗi mùa xuân trước năm tài chính tiếp theo dựa trên giá giao ngay. Giá tăng mạnh vào giữa giai đoạn năm tài chính 2002 đến 2009 vào thời kỳ hưng thịnh của ngành. Năm nay, ảnh hưởng của vụ sụp đổ mang tên Hanjin vẫn chưa đủ sức ảnh hưởng để khiến giá tăng lên.

Một phần nguyên nhân là do nguồn cung dồi dào, một số người gửi hàng cho biết.

Nhiều hãng vận chuyển như Kawasaki Kisen Kaisha, Nippon Yusen và một số công ty châu Á khác cho biết năng lực của họ tương đương khoảng 9.000 đến 10.000 đơn vị TEU (đơn vị đo tương đương một container dài 20 feet) một tuần trên đường vận tải từ Nhật đến Mỹ. Sau khi Hanjin sụp đổ, lập tức các tàu hàng khác thế chỗ nên không gây ra tình trạng thiếu cung.

Bên cạnh đó, ở Nhật, thị trường vận tải container đang dao động. Trong 10 tháng đầu năm nay, hàng vận chuyển từ Nhật đến Mỹ chỉ chiếm 3,6% tổng số hàng chuyên chở, xếp sau cả Hàn Quốc, Singapore, báo cáo từ hãng số liệu xuất nhập khẩu Datamyne cho biết. Hàng vận chuyển từ Trung Quốc chiếm tổng cộng 60%.

Nguồn cung hiện nay vượt quá nhu cầu xuất xứ từ Nhật Bản, nguồn tin từ một công ty logistics cho biết.

Số liệu từ VesselsValue của Anh cho biết tổng năng lực vận tải container thế giới tăng 7% lên 21,45 triệu đơn vị trong năm 2017. Tình trạng cung vượt quá cầu sẽ còn tiếp diễn khi các tàu vận tải cỡ lớn xuất xưởng, bổ sung thêm 20.000 đơn vị từ năm sau.

"Chúng tôi sẽ lưu ý sự gia tăng này khi đàm phán hợp đồng hằng năm", Chủ tịch của hãng vận tải Mitsui O.S.K. Lines, ông Junichiro Ikeda cho biết.

Về phía khách hàng, một nhà sản xuất ôtô cho biết sau vụ Hanjin sụp đổ, từ nay khi chọn lựa hãng vận chuyển, họ sẽ chú ý nhiều hơn vào tình hình sức khỏe tài chính của nhà vận chuyển đó.

Tuyến vận tải châu Á - Mỹ của Hanjin về tay Korea Line
Hơn 4.000 container kẹt lại Việt Nam sau vụ phá sản của đại gia Hanjin
5 công ty muốn mua tuyến châu Á-Mỹ của Hanjin
Hanjin đóng cửa chi nhánh châu Âu
Tòa án Hàn Quốc cân nhắc bán Hanjin

Vân Vũ