|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vẫn còn khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư công giai đoạn 2022-2023 chưa được giải ngân

15:05 | 06/02/2023
Chia sẻ
Theo SSI, câu chuyện đẩy mạnh đầu tư công vẫn luôn là chất xúc tác cho thị trường trong vài năm nay, tuy nhiên mức độ giải ngân thực tế là khá chậm so với kế hoạch. Vẫn còn khoảng 15 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2023 vẫn chưa được giải ngân

Trong báo cáo chiến lược năm 2023 mới công bố, SSI Research nhận định đầu tư công là động lực tăng trưởng chính. 

Các chuyên gia tại đây cho rằng năm 2023, Việt Nam có nhiều dư địa để thúc đẩy nhu cầu trong nước thông qua các biện pháp kích thích tài khóa nhờ cơ cấu nợ công vẫn đang được kiểm soát ở mức hợp lý (ước tính nợ công trong năm 2023 đạt 45% GDP, thấp hơn múc trần 60% của Chính phủ).

Trong đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế vẫn là điểm khác biệt của Việt Nam so với phần còn lại của thế giới, và là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, nếu phần lớn gói này chưa được giải ngân.

 

Trên thực tế, kế hoạch đầu tư công trong năm 2023 đã được thông qua với ước tính vào khoảng 726 nghìn tỷ đồng – mức lớn nhất từ trước đến này và tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam tuyến phía đông (giai đoạn 2), các dự án vành đai ở Hà Nội và HCM. Tuy nhiên,theo SSI, các vấn đề liên quan đến chậm giải ngân vẫn chưa được giải quyết.

"Câu chuyện đẩy mạnh đầu tư công vẫn luôn là chất xúc tác cho thị trường trong vài năm nay, tuy nhiên mức độ giải ngân thực tế là khá chậm so với kế hoạch. Vẫn còn khoảng 15 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2023 vẫn chưa được giải ngân. Bộ Tài chính đã công bố kế hoạch ngân sách cho đầu tư phát triển năm 2023 ở mức 726 triệu tỷ đồng (khoảng 30,5 tỷ USD, cao hơn mức kế hoạch đã sửa đổi cho năm 2022 là 27,2 tỷ USD)", SSI cho hay.

Khối phân tích còn đề cập đến một động lực tăng trưởng khác nữa, đó là việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế của Việt Nam, ví dụ như đối với ngành xuất khẩu, du lịch.

Tuy nhiên, theo SSI, tác động rõ rệt có thể chỉ đến từ nửa cuối năm 2023. Ngoài ra, ba năm COVID đã phần nào thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như du lịch của du khách Trung Quốc, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ cần phải nỗ lực hơn để thích ứng với xu hướng du lịch đó.

 

Với ước tính tích cực (dựa trên số liệu về chi tiêu của du khách Trung Quốc giai đoạn trước COVID), SSI kỳ vọng khách Trung Quốc sẽ có tiềm năng đóng góp 2,8 tỷ USD doanh thu khách sạn và dịch vụ cho Việt Nam trong năm 2023.

Về thương mại, việc các hoạt động thương mại tại các cửa khẩu đường bộ có thể diễn ra mạnh mẽ hơn là nhân tố quan trọng giúp hỗ trợ xuất khẩu, chưa kể đến việc phục hồi của cầu nội địa của Trung Quốc.

Cụ thể, xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp ước tính tăng sau thời gian gặp khó khăn do chính sách Zero COVID kéo dài trong khi đó tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm chủ chốt khác như hàng điện tử, giày dép, gỗ và bông vẫn được duy trì. 

Anh Đào

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.