|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong kinh doanh nhà hàng

07:43 | 30/01/2018
Chia sẻ
Cạnh tranh trong ngành kinh doanh nhà hàng, quán cà phê ngày càng nóng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư, ứng dụng giải pháp công nghệ mới nhất của cách mạng công nghệ 4.0, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho thực khách.

Thị trường tiềm năng

Việt Nam là một thị trường tiêu dùng tiềm năng với hơn 93 triệu dân, đa phần là dân số trẻ với hơn 60% dưới 35 tuổi, GDP tăng ổn định ở mức trên 6%, thu nhập bình quân theo đầu người tăng trưởng đều trong 10 năm trở lại đây và đạt 2.200 USD trong năm vừa qua. Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy hứa hẹn, đặc biệt cho ngành ăn uống.

ung dung cong nghe 40 trong kinh doanh nha hang
Ông James Dương Nguyễn, Tổng giám đốc Dcorp R-Keeper Việt Nam

Trong những năm gần đây, rất nhiều thương hiệu mới gia nhập thị trường. Nhiều công ty đã có kết quả kinh doanh với lợi nhuận “siêu khủng”, nhưng cũng có những công ty vừa mới tham gia đã nhanh chóng rút khỏi thị trường do thiếu am hiểu về ngành và đầu tư chưa hợp lý về hệ thống vận hành, các quy trình từ quản trị cho tới công nghệ phục vụ khách hàng.

Theo ông James Dương Nguyễn, Tổng giám đốc Dcorp R-Keeper Việt Nam, hầu hết mọi người đều nghĩ kinh doanh nhà hàng là một việc đơn giản và không cần trình độ quản lý cao cấp. Nhưng điều đó chỉ đúng cho quy mô gia đình hoặc nhỏ lẻ từ 1 - 2 điểm. Khi hệ thống kinh doanh mở rộng từ điểm thứ 5 trở lên, nếu không có công cụ quản lý thì giống như “đi đêm không đèn”.

Đầu tiên, chủ đầu tư sẽ không thể biết doanh thu báo cáo về hàng ngày bằng giấy tờ có chính xác hay không, khi mà họ không thể cùng một lúc có mặt ở cả 5 điểm để giám sát. Song song với việc đó, vận hành thủ công khiến chi phí tăng lên, ăn mòn vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Các hoạt động cơ bản như tiếp nhận đặt hàng, tính tiền, xử lý sắp xếp luồng công việc trong nhà bếp bị mất kiểm soát, lộn xộn và tốn thời gian… Điều này làm giảm sự hài lòng và đánh mất đi những trải nghiệm tốt từ thực khách, dẫn tới mất đi lợi thế cạnh tranh.

“Ứng dụng công nghệ để quản lý nhà hàng (hay bất kỳ doanh nghiệp nào) đều được coi là xương sống của doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0. Nếu không có công nghệ, mọi hoạt động sẽ bị chậm trễ và sai sót, mọi quyết định đều không được thực hiện dựa trên một nền tảng dữ liệu đủ tin cậy. Ngoài ra, các giải pháp công nghệ mới nhất trên nền tảng di động sẽ giúp các thao tác bán hàng, đặt hàng, tương tác với thực khách được nhanh hơn, chính xác hơn và trải nghiệm tốt hơn”, ông James Dương Nguyễn cho biết.

Nhận định thách thức

Cũng theo ông James Dương Nguyễn, Việt Nam là đất nước đông dân và cơ cấu dân số trẻ là một điều rất thuận lợi. Nhưng điều khó khăn là phần lớn các nhà hàng Việt Nam được vận hành bởi cá nhân và gia đình, họ chưa nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ để đầu tư hợp lý. Đồng thời, họ cũng đang kinh doanh với nguồn nhân lực giá rẻ, nên chưa thật sự áp lực về ứng dụng công nghệ để giảm chi phí.

Tuy nhiên, chi phí ở Việt Nam đang tăng lên hàng năm, các công ty chuyên nghiệp sẽ tham gia thị trường bằng việc ứng dụng công nghệ để gia tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí vận hành và giảm giá bán thức ăn. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bắt buộc phải thay đổi để cạnh tranh.

Đồng thời, nhu cầu của giới trẻ Việt Nam cũng rất cao, họ là lực lượng tiêu dùng chính của các nhà hàng trong vòng 10 năm tới. Nếu các nhà hàng của chủ Việt Nam không áp dụng công nghệ để phục vụ nhanh hơn, tốt hơn và không cho khách hàng trải nghiệm thú vị hơn, thì sẽ khó cạnh tranh với các nhà hàng của chủ nước ngoài.

Bắt kịp xu hướng 4.0

Trong năm 2017, Dcorp R-Keeper Việt Nam đã triển khai giải pháp quản lý chuyên nghiệp cho hơn 1.000 nhà hàng vừa và lớn ở Việt Nam, trong đó có các công ty đang trong quá trình bước vào thời kỳ mở rộng và tăng trưởng nóng như: New Pearl (Sườn Cây, Mr. Park, Chang Kang Kung), TNC (Kem Fanny, Shalala, Hollys),… bên cạnh các công ty F&B hàng đầu như Golden Gate (Gogi House, Sumo BBQ, Ashima, Vuvuzela), Red Sun (Thai Express, King BBQ, Khao Lao)… Ngoài ra, một số lượng tương đối lớn các chuỗi tầm trung khác đang cùng Dcorp R-Keeper Việt Nam khảo sát và lên kế hoạch thay đổi, nâng cấp giải pháp quản lý và vận hành sang tiêu chuẩn mới.

Với sự mở rộng của các chuỗi nhà hàng và quán cà phê, Dcorp R-Keeper Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng dao động khoảng 50% mỗi năm. Vừa qua, Dcorp R-Keeper Việt Nam cũng đã giới thiệu các tính năng tiên tiến nhất nằm trong hệ sinh thái công nghệ mà Công ty đang phát triển như: gọi món trên mọi thiết bị (máy tính bảng, di động, website, quét mã QR-code hay ứng dụng facebook messenger - chatbot); các hình thức thanh toán xử lý hóa đơn tiện lợi (thanh toán trên thiết bị di động, ví điện tử, hóa đơn điện tử); bán hàng đa kênh qua website thương mại điện tử; tương tác và chăm sóc khách hàng nhanh chóng (voucher điện tử, coupon điện tử…).

Bước sang năm 2018, thị trường kinh doanh ăn uống sẽ chứng kiến cuộc chạy đua về ứng dụng công nghệ của các thương hiệu và chủ đầu tư. Để chuẩn bị cho xu hướng này, năm 2017, phía công ty mẹ của Dcorp R-Keeper đã đầu tư khoảng 20 triệu USD vào việc nghiên cứu và phát triển nền tảng công nghệ mới R-Keeper V8, đồng thời mua lại một số công ty chuyên về công nghệ phụ trợ cho ngành nhà hàng ở châu Âu để bổ sung vào hệ sinh thái của mình. Ngoài ra, công ty mẹ đầu tư trị giá gần 10 triệu USD cho việc mở rộng hệ sinh thái trên thiết bị di động mà Dcorp R-Keeper mới giới thiệu tại Việt Nam.

Thành Vân

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.