|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc lội ngược dòng của cựu du học sinh Nga

07:36 | 12/07/2017
Chia sẻ
James Dương Nguyễn mất nửa năm tìm khách hàng đầu tiên và đưa con số này lên 1.000 sau đúng 10 năm trở về tiếp cận thị trường Việt Nam.

Tốt nghiệp cao học ngành Công nghệ phần mềm (Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moscow Bauman, Nga) vào năm 2007, James Dương Nguyễn được một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về tư vấn và triển khai giải pháp quản lý cho ngành bán lẻ, nhà hàng và khách sạn cử về nước phát triển thị trường mới.

Hành trình khởi nghiệp của Dương không giống những startup khác bởi xuất phát điểm là đại diện thương hiệu tại Việt Nam nên anh không mất thời gian lên ý tưởng, phát triển sản phẩm… mà chỉ dồn sức xây dựng và thực hiện chiến lược đưa sản phẩm sẵn có tiếp cận một thị trường non trẻ, nhưng không kém phần khó tính.

“Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế tôi cũng trải qua quãng thời gian lao động cật lực cả ngày lẫn đêm, hy sinh rất nhiều thứ để chạm vào vị trí này”, Dương chia sẻ.

cuoc loi nguoc dong cua cuu du hoc sinh nga
James Dương Nguyễn hiện là CEO công ty tư vấn và triển khai giải pháp phần mềm Dcorp R-Keeper Vietnam.

Những ngày đầu tại thủ đô Moscow, vì nguồn học bổng hạn hẹp (khoảng 200 USD một tháng) và thường xuyên trễ hẹn thanh toán, trong khi chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên Dương chủ động tìm lớp dạy thêm. Gần một năm sau, anh tập hợp sinh viên đồng hương để tổ chức trung tâm gia sư tin học phục vụ cộng đồng người Việt sinh sống tại đây.

Tiếp đó, Dương bàn giao việc điều phối trung tâm để chuyển sang phụ trách quản trị hệ thống phần mềm bán hàng và xử lý số liệu cho một chuỗi nhà hàng Nhật Bản.

Đặc thù công việc mới buộc Dương thức dậy rất sớm để đến văn phòng kiểm tra số liệu trước khi các bộ phận khác bắt đầu giờ làm việc. “Những ngày mùa đông thường âm 40 độ, khoảng 10h mặt trời mới lên nhưng tôi vẫn phải cuốc bộ ra tàu điện ngầm lúc 6h sáng. Dù ý thức rằng công việc nào cũng có khó khăn riêng, nhưng để duy trì liên tục suốt mấy năm và chấp nhận cả những nguy hiểm rình rập khác như cướp giật, các nhóm phân biệt chủng tộc... thì đây là một sự cố gắng rất lớn”, Dương nói.

Chính nhờ những công việc tưởng chừng tạm bợ trong thời gian du học lại mang đến cho Dương nguồn thu nhập ổn định, khiến khó khăn tài chính dần được cởi bỏ. Trung bình mỗi tháng anh kiếm khoảng 3.000 USD, số tiền có thể đáp ứng điều kiện sống “vương giả” so với bạn bè và không cần quan tâm đến học bổng.

Sau một thời gian trở thành người đại diện chuỗi nhà hàng làm việc với đối tác cung cấp phần mềm, Dương tạo dựng mối quan hệ thân thiết và được mời về làm cộng sự phát triển những dự án lớn tại Cộng hoà Czech, Đức… Đây chính là đơn vị chủ quản của công ty anh đang giữ chức Tổng giám đốc tại Việt Nam hiện nay.

Trở về nước sau 7 năm xa quê, Dương đánh giá thách thức lớn nhất là phổ biến cho thị trường hiểu việc ứng dụng hệ thống phần mềm trong quản trị doanh nghiệp là cần thiết. Anh cùng một đồng nghiệp bắt tay vào công tác đào tạo thị trường từ việc đơn giản nhất là phát tờ rơi và đề nghị nhà hàng, khách sạn tại TP HCM dùng thử nhưng liên tiếp bị từ chối trong giai đoạn nửa năm đầu.

“Khi đó, phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn không phải điều gì mới mẻ nhưng nó chỉ dừng lại với tính năng đơn giản là in hoá đơn, chứ chưa phải một hệ thống tự động hoá nghiệp vụ. Chúng tôi phải giải thích để mọi người hiểu mình không bán một chiếc máy tính tiền, mà là một giải pháp quản trị toàn diện. Phía sau chiếc máy đó là hệ thống báo cáo, phân tích cho ra các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, tồn kho…Thế nhưng, không một doanh nghiệp nào dám bỏ ra tối thiểu 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống này cho mỗi điểm bán hàng”, Dương nhắc lại.

Cùng thời điểm đó, một số công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này cũng phát triển chi nhánh tại Việt Nam, nhưng chỉ sau thời gian ngắn đều rút lui do kinh doanh bết bát và không đủ kiên nhẫn bám trụ thị trường.

Từ khi có những khách hàng đầu tiên, công việc của Dương càng trở nên nặng nề hơn. Anh cáng đáng mọi đầu việc lớn nhỏ, từ điều hành đội ngũ nhân sự, hỗ trợ khách hàng đến hoạch định chiến lược mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực.

Dương kể, có những đêm đang ngủ nhưng khách hàng gọi đến thắc mắc lý do hệ thống không chốt được số liệu kinh doanh cuối ngày là anh phải bật dậy, chạy xe tới tận nơi để hỗ trợ; hoặc một vài trường hợp hợp tác nhưng không đồng ý kế thừa hệ thống đã chuẩn hoá mà muốn thay đổi theo quan điểm cá nhân, dù điều này không hoàn toàn có lợi cho họ nếu nhìn dưới góc độ chuyên môn.

Sau hơn 10 năm “đánh vật” với thị trường, công ty của Dương trở thành đơn vị hàng đầu về tư vấn và triển khai giải pháp phần mềm quản lý ngành bán lẻ, nhà hàng và khách sạn với hơn 1.000 đối tác trải dọc khắp cả nước. Ngoài ra, công ty còn là đối tác chuyển giao công nghệ của các giải pháp công nghệ thông tin quốc tế không có văn phòng tại Việt Nam.

cuoc loi nguoc dong cua cuu du hoc sinh nga Tỷ phú Mark Cuban lập nghiệp chỉ với 60 USD như thế nào?

Vừa qua, Mark Cuban vừa đăng một trạng thái trên Tweeter để kỷ niệm ngày ông rời Đại học Indiana, Bloomington chỉ với 60 USD ...

cuoc loi nguoc dong cua cuu du hoc sinh nga Có muộn khi khởi nghiệp ở tuổi 40?

Từ bỏ vị trí lãnh đạo của nền tảng chuyên cung cấp thông tin các vở kịch ở Mỹ, bà Victoria Cairl quyết định tạo ...

cuoc loi nguoc dong cua cuu du hoc sinh nga Săn nhà phố làm văn phòng mini cho start-up thuê

Anh Tân thuê căn nhà phố trên khu đất 100 m2, quy mô một trệt, một lửng, 6 lầu gần đường Cộng Hòa (quận Tân ...

Phương Đông

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.