|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

UBCK xử phạt cổ đông lớn Kido do báo cáo mua cổ phiếu KDC không đúng hạn

10:48 | 17/07/2020
Chia sẻ
Với hành vi không báo cáo đúng thời hạn về việc mua số lượng lớn cổ phiếu KDC trong hai phiên giao dịch ngày 12/3 và 31/3, UBCK ra quyết định xử phạt đối với bà Vương Kim Vy với tổng số tiền phạt là 37,5 triệu đồng.
UBCK xử phạt bà Vương Kim Vy do không báo cáo việc mua cổ phiếu KDC đúng thời hạn - Ảnh 1.

Ảnh: Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Vương Kim Vy về hành vi không báo cáo việc dự kiến giao dịch đúng thời hạn.

Cụ thể, ngày 12/3, bà Vương Kim Vy đã thực hiện mua 2.002.200 cổ phiếu CTCP Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán: KDC), dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu tăng từ 9.017.990 cổ phiếu KDC (tỉ lệ sở hữu 4,38%) lên 11.020.190 cổ phiếu KDC (5,3%) và trở thành cổ đông lớn của Kido. 

Tuy nhiên, ngày 28/04/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM mới nhận được báo cáo thay đổi sở hữu của cổ đông lớn. Với hành vi này, bà Vy bị phạt 25 triệu đồng.

Ngoài ra, bà cũng phải chịu mức phạt 12,5 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu KDC vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu.

Theo đó, ghi nhận tại phiên giao dịch ngày 31/3, bà Vy mua 340.830 cổ phiếu KDC dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu tăng từ 12.187.250 cổ phiếu KDC (5,93%) lên 12.528.080 cổ phiếu KDC (6,09%).

Theo thông tin công bố mới đây, bà Vương Kim Vy đã bán ra hơn 4,6 triệu cổ phiếu KDC vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Theo đó, cổ đông này giảm sở hữu xuống còn hơn 10,1 triệu cổ phiếu tương đương 4,93% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn của công ty.

Linh Giang

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.