|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 17/7: Tự doanh tiếp tục gom cổ phiếu bất chấp đà bán ròng liên tiếp từ khối ngoại

08:18 | 17/07/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 17/7 bất ngờ chuyển hướng ngành kim loại và sản xuất thực phẩm. Khối tự doanh tiếp tục gom 55 tỉ đồng, tập trung cổ phiếu trong khi bán ròng CCQ ETF nội. Ngược lại, khối ngoại ghi nhận phiên bán ròng thứ tư liên tiếp.

Dòng tiền bất ngờ chuyển hướng ngành kim loại và sản xuất thực phẩm

Thị trường tiếp tục vận động eo hẹp trong cả phiên giao dịch nhưng đã tăng điểm mạnh hơn vào cuối phiên ATC nhờ sự bứt phá từ môt số mã bluechips. Kết phiên, VN-Index bật tăng 6,92 điểm (0,8%) lên 876,83 điểm, HNX-Index giảm 0,28% còn 115,59 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09% lên 57,03 điểm.

Dòng tiền đầu tư không đổi khi có 14/19 nhóm ngành tăng điểm trong phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 7. Đáng chú ý, nhóm kim loại và sản xuất thực phẩm vượt lên dẫn đầu về giá trị giao dịch. Theo sau đó là bất động sản, ngân hàng và xây dựng - vật liệu.

Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng trên sàn HNX. Thanh khoản thị trường tăng nhẹ, độ rộng thị trường chuyển sang xu hướng tiêu cực và biên độ thị trường nới rộng cho thấy xu hướng giao dịch đồng nhất chưa hình thành. 

Chỉ số tăng mạnh cuối phiên có yếu tố gây nhiễu từ hoạt động trading với HĐTL VN30F2007 đáo hạn. VN-Index có thể xác định rõ xu hướng vận động hơn trong phiên cuối tuần khi biên độ dao động của thị trường tuần này khá eo hẹp với mức thanh khoản trung bình.

Khối tự doanh tiếp tục gom 55 tỉ đồng, chủ yếu cổ phiếu trong khi bán ròng CCQ ETF nội

Thống kê giao dịch phiên 16/7, bộ phận tự doanh tiếp tục mua ròng 54,5 tỉ đồng cùng khối lượng 2,6 triệu đơn vị.

Tại giao dịch chứng chỉ quĩ, khối tự doanh xả mạnh mã E1VFVN30 (41,9 tỉ đồng), ngoài ra còn có FUESSVFL (0,65 tỉ đồng).

Dòng tiền thông minh 17/7: Tự doanh tiếp tục gom cổ phiếu bất chấp đà bán ròng liên tiếp từ khối ngoại - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro

Tại giao dịch cổ phiếu, mã chịu áp lực thoái vốn chủ yếu từ khối này là SMC (30,64 tỉ đồng) sau thông tin Ðầu tư Thương mại SMC báo lãi 6 tháng đầu năm 2020 giảm 28% so với cùng kỳ. 

Bên cạnh đó, cổ phiếu ghi nhận giá trị bán ra khác như HPG (4,9 tỉ đồng), HDG (3,9 tỉ đông). Lọt top bán ra còn có DHC, GEX, FPT, VNM.

Diễn biến trái chiều, hai mã HPG và VNM lần lượt dẫn dầu chiều mua vào với giá trị tương ứng 17,55 tỉ đồng và 16,01 tỉ đồng. Mặt khác, khối tự doanh rót vốn dưới 10 tỉ đồng cho cổ phiếu FPT (9,39 tỉ đồng), TCB (8,79 tỉ đồng), VCB (8,39 tỉ đồng) và VIC (8,12 tỉ đồng). 

Cùng chiều, khối này cũng mua vào giá trị thấp hơn đối với cổ phiếu MBB (7,94 tỉ đồng), VPB (7,55 tỉ đồng), VHM (6,68 tỉ đồng).

Khối ngoại bán ròng phiên thứ tư liên tiếp, áp lực tập trung lên mã VCB

Về giao dịch khối ngoại, sàn HOSE ghi nhận giá trị bán ròng gần 25 tỉ đồng với khối lượng hơn 1,1 triệu đơn vị. Top10 mã ghi nhận giá trị mua ròng cao, khối ngoại tập trung gom 32,72 tỉ đồng chứng chỉ quĩ E1VFVN30. Theo sau đó, dòng vốn ngoại tìm đến VNM (30,8 tỉ đồng), KDC (13,37 tỉ đồng), VRE (11,84 tỉ đồng) và CTG (10,56 tỉ đồng)...

Top10 cổ phiếu bị bán ròng, VCB dẫn đầu với giá trị 25,38 tỉ đồng. Kế đến, dòng vốn ngoại rút khỏi các mã DXG (16,22 tỉ đồng), SAB (11,73 tỉ đồng), MSN (11,66 tỉ đồng) và PAC (11,2 tỉ đồng). Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài cũng tạo áp lực bán lên cổ phiếu HPG (10,82 tỉ đồng), VHM (8,89 tỉ đồng) và HSG (8,63 tỉ đồng)...

Trên HNX, khối ngoại mua ròng 1,3 tỉ đồng nhưng bán ròng khối lượng 125.890 cổ phiếu. Ở chiều mua ròng, mã SHS được khối này mua nhiều nhất với giá trị gần 5 tỉ đồng. Trong khi đó, NĐT nước ngoài tập trung bán cổ phiếu HDA (2,2 tỉ đồng), BVS (1,2 tỉ đồng)...

Tại thị trường UPCoM, dòng vốn ngoại bán ròng 2,2 tỉ đồng với khối lượng hơn 204.891 đơn vị. Về giá trị cụ thể, mã VEA dẫn đầu nhóm mua ròng với giá trị hơn 1,8 tỉ đồng. Ngược lại, dòng vốn ngoại rút khỏi các cổ phiếu VLC (1,1 tỉ đồng), BSR (1,06 tỉ đồng), KDF (1,05 tỉ đồng).

Ánh Hường

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.