|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tỷ phú tự thân chỉ ra 5 nguyên tắc tài chính phải tuân thủ nếu không muốn tương lai hối hận

14:26 | 06/10/2022
Chia sẻ
Trong quản lý tài chính các nhân và làm giàu, sẽ có những điều được khuyến khích thực hiện, và cả những sai lầm lớn nhất định phải tránh. Hơn ai hết, các tỷ phú tự thân là những người hiểu rõ nhất.

Chia sẻ của một tỷ phú tự thân người Mỹ Steve Adcock đăng trên CNBC đã kể lại rằng, vào năm 2016, khi ở tuổi 35, anh đã nghỉ hưu sớm với tài sản ròng 900.000 USD. Mãi đến năm 2021, anh mới đạt được mục tiêu trở thành triệu phú triệu USD tự thân, với giá trị ròng 1,4 triệu USD. Bây giờ, khi ở tuổi 41, tỷ phú này sống một cuộc sống hạnh phúc, giản dị và thanh đạm với vợ ở bang Arizona (nước Mỹ).

Nhìn từ bên ngoài, có vẻ như anh đã đưa ra tất cả các quyết định đúng đắn. Nhưng có một số bài học về cuộc sống và tiền bạc mà anh đã phải trả giá đắt để học được. Tác giả cho biết, nếu có thể bắt đầu lại từ đầu thì chắc chắn sẽ có những điều anh nhất thiết làm khác đi, và làm sớm hơn để có thể sớm tự do tài chính.

5 lời khuyên tài chính từ tỷ phú tự thân để quản lý tài chính và làm giàu hiệu quả

1. Hãy nói “có” nhiều hơn nói “không”

Trong những năm đầu của tuổi 20, Steve sợ thất bại đến mức thay vì giải quyết những gì khiến mình sợ hãi, anh lại giấu đi tiềm năng của mình. Điều mà mãi sau này anh mới nhận ra là việc mình thường xuyên né tránh rủi ro có hại, từ chối nhiều điều chỉ vì muốn “bảo vệ bản thân”.

Sẵn sàng và khôn khéo nhất khi còn trẻ, bạn có thể nghỉ hưu sớm như một tỷ phú với tài chính rủng rỉnh. (Nguồn: CNBC) 

Khi chủ doanh nghiệp đề nghị thăng chức cho Steve vào vai trò giám đốc, anh muốn nói “không”; Steve không cảm thấy tự tin và sẵn sàng. Nhưng dù sao anh cuối cùng cũng quyết định nắm lấy cơ hội. Quyết định đó đã thiết lập cho anh một quỹ đạo nghề nghiệp lương cao hơn và phát triển hơn trong sự nghiệp. Tuy vậy, Steve cho rằng nếu anh đã nói đồng ý với nhiều cơ hội và thăng tiến hơn sớm hơn, anh đã có thể tiết kiệm đủ để nghỉ hưu sớm hơn với tài chính dư dả.

2. Đừng bị ảnh hưởng bởi những “đối thủ”

Steve cũng có thói quen so sánh mình với đồng nghiệp và những người trong ngành. Điều này dẫn đến rất nhiều sự ghen tị, đặc biệt là khi thấy người khác được thăng chức, tăng lương, đạt được thành tựu xuất sắc thì anh sẽ bị ảnh hưởng, và rõ ràng đó là một cách suy nghĩ rất kém hiệu quả.

Cuối cùng, Steve nhận ra rằng thay vì quá chú ý đến người khác, anh cần phải đi theo tốc độ của riêng mình. Bạn có thể không phải là người thông minh nhất trong văn phòng, nhưng ít nhất hãy làm việc chăm chỉ và nghiêm túc. Một khi không còn quan tâm đến những gì mọi người đang làm nữa, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những gì mình giỏi, bắt đầu cảm thấy tự tin hơn và chắc chắn theo thời gian, tài chính của bạn cũng tốt hơn.

3. Đưa ra quyết định cho bản thân và ngừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người

Steve đã từng trải qua cuộc sống với giả định rằng mọi người đang theo dõi mọi hành động của mình. Kết quả là, tỷ phủ này đã đưa ra những quyết định mà anh nghĩ rằng họ - bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, sếp và thậm chí cả những người xa lạ - sẽ tán thành. Thực tế, điều đó trở nên rất mệt mỏi. Suy cho cùng, khi bạn ngừng lo lắng về cách người khác nhìn nhận bạn, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì bạn muốn - và chọn làm những gì khiến bạn hạnh phúc.

4. Cắt giảm chi tiêu và cố gắng tiết kiệm hơn 50% thu nhập của bạn

Nguyên tắc chung là tiết kiệm 20% thu nhập của bạn, nhưng nếu bạn có thể tiết kiệm từ 50% trở lên, điều đó thậm chí còn tốt hơn. Giới hạn ngân sách cho các khoản chi tiêu, gửi tiết kiệm tự động để sẵn sàng cho kế hoạch nghỉ hưu, có bảo hiểm, quỹ khẩn cấp sẽ giúp cho sức khỏe tài chính của bạn lành mạnh và sẵn sàng với một tương lai nhiều điều không chắc chắn phía trước.

5. Tự ý thức hơn và rèn luyện EQ

Trong một thời gian dài, Steve đã nghĩ rằng chỉ số thông minh (IQ) quyết định thành công, vì thế anh cũng đã cố gắng gây ấn tượng với mọi người bằng kiến ​​thức của mình về những điều ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, càng tiến xa trên con đường sự nghiệp của mình, Steve học được rằng chỉ số IQ chỉ là một phần nhỏ trong phương trình thành công. Điều quan trọng hơn nhiều là phải có trí tuệ cảm xúc (EQ) hoặc nhận thức cao hơn về cảm xúc của người khác (và của chính bạn).

Những người có EQ cao có thể nhanh chóng nắm bắt các khái niệm mới, phản ứng bình tĩnh và hợp lý trước các tình huống phức tạp, và có thể làm việc với nhiều loại tính cách khác nhau. Thực hành EQ sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp, công việc thuận lợi, tài chính đầy đủ và thoải mái.

Thu Phương