|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tỷ phú Lý Gia Thành giữ vững ngôi vị người giàu nhất Hong Kong

07:08 | 23/02/2023
Chia sẻ
Năm nay, 50 người giàu nhất Hong Kong đã chứng kiến tổng giá trị khối tài sản ròng giảm nhẹ so với năm trước, từ mức 328 tỷ USD xuống còn 324 tỷ USD.

Nền kinh tế của Hong Kong đã giảm 3,5% vào năm 2022 do hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn và nhu cầu nội địa yếu hơn đã gây ra những hậu quả lớn, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực, theo tạp chí Forbes.

Tuy nhiên, triển vọng phục hồi của nền kinh tế Hong Kong trở nên tích cực khi các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 nghiêm ngặt được nới lỏng vào cuối năm ngoái và hoạt động du lịch đã được nối lại vào tháng 1 sau ba năm gián đoạn.

Trong khi chỉ số thị trường chứng khoán Hang Seng của Hong Kong đã giảm 12% kể từ lần cuối cùng tạp chí Forbes đo lường cách đây một năm, thì tổng giá trị khối tài sản ròng của 50 người giàu nhất Hong Kong khi so sánh trong cùng giai đoạn chỉ giảm nhẹ từ 328 tỷ USD xuống còn 324 tỷ USD.

Thứ tự của bảng xếp hạng những người giàu nhất Hong Kong năm nay cũng không có nhiều thay đổi. Ông trùm Li Ka-shing (Lý Gia Thành) vẫn là người giàu nhất Hong Kong khi sở hữu khối tài sản ròng trị giá 39 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm ngoái, một phần nhờ những thông tin mới về tài sản của ông.

Trong khi giá cổ phiếu tập đoàn cơ sở hạ tầng hàng đầu của ông CK Hutchison Holdings giảm do lợi nhuận đi xuống, điều đó đã được bù đắp một phần nhờ sự gia tăng từ lượng cổ phần của ông trùm này trong nhà sản xuất nước tăng lực Celsius Holdings, công ty đã chứng kiến giá ​​cổ phiếu của mình tăng gần gấp đôi sau khi gã khổng lồ PepsiCo công bố khoản đầu tư 550 triệu USD vào công ty này.

Giá trị khối tài sản ròng của 10 người giàu nhất Hong Kong năm 2023. (Nguồn: Forbes - Doanh Chính tổng hợp). 

Tương tự, ông trùm bất động sản Lee Shau Kee vẫn giữ vị trí là người giàu thứ hai Hong Kong trong năm nay dù giá trị khối tài sản ròng của ông đã giảm 11% xuống còn 30,3 tỷ USD do thị trường bất động sản lao dốc. Nhìn về tương lai, tập đoàn Henderson Land của ông Lee đang tiến hành nhanh chóng các kế hoạch xây dựng một địa điểm thương mại trị giá 14,6 tỷ USD trên bến cảng Central.

Đứng ở vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng năm nay là Henry Cheng, con trai của cố đại gia Cheng Yu-tung, qua đó đánh dấu việc ông tiếp tục giữ vững ngôi vị của mình từ năm 2020. Giá trị khối tài sản ròng của ông, được nắm giữ cùng với gia đình, đã tăng 2,5 tỷ USD trong năm qua lên 28,9 tỷ USD, do nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ trang sức bằng vàng, qua đó đã giúp nâng giá cổ phiếu của Tập đoàn trang sức Chow Tai Fook của ông lên gần 20%.

Trong danh sách 50 người giàu nhất Hong Kong năm 2023, người kiếm được nhiều tiền nhất tính theo tỷ lệ phần trăm là Jean Salata, người chứng kiến giá trị khối tài sản ròng tăng gấp đôi lên 5,9 tỷ USD sau khi ông bán Baring Private Equity Asia của mình vào tháng 10/2022 cho gã khổng lồ EQT có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển.

Một người khác cũng kiếm được nhiều tiền trong năm qua là ông trùm vận tải biển Helmut Sohmen, người sở hữu Tập đoàn BW, được hưởng lợi từ thị trường vận tải hàng hóa mạnh mẽ. Giá trị khối tài sản ròng của ông đã tăng 53% lên 5,5 tỷ USD.

Cái tên mới duy nhất gia nhập danh sách 50 người giàu nhất Hong Kong năm nay là David Fong, nhà phát triển bất động sản của Tập đoàn Hip Shing Hong, người thay thế người cha quá cố Fong Yun Wah.

Anh em Victor và William Fung, những người đứng sau gã khổng lồ chuỗi cung ứng Li & Fung đã được mua lại vào tháng 8 năm ngoái bởi công ty vận tải biển Đan Mạch A.P. Moller-Maersk với giá trị doanh nghiệp là 3,6 tỷ USD, cũng đã trở lại hàng ngũ những người giàu nhất Hong Kong sau khoảng thời gian 4 năm vắng bóng.

Gần một nửa số người trong danh sách 50 người giàu nhất Hong Kong năm nay đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng của họ giảm xuống và không ai khác ngoài Yeung Kin-man và Lam Wai-ying, cặp vợ chồng đứng sau nhà sản xuất vỏ kính điện thoại thông minh Biel Crystal, là những người đã mất nhiều tiền nhất.

Giá trị khối tài sản ròng của họ giảm một nửa xuống còn 4,4 tỷ USD khi công ty trì hoãn đợt IPO trong bối cảnh nhu cầu trên toàn cầu về điện thoại thông minh giảm trong năm 2022.

Giá trị khối tài sản ròng của giáo sư đại học Tang Xiao’ou, nhà đồng sáng lập công ty AI SenseTime mới ra mắt vào năm ngoái, cũng đã chứng kiến mức giảm gần 60% xuống còn 2,5 tỷ USD khi công ty của ông liên tục thua lỗ.

Danh sách năm nay cũng chứng kiến một số cái tên từng xuất hiện trong năm ngoái biến mất, trong đó bao gồm Roy Chi Ping Chung, nhà đồng sáng lập của nhà sản xuất dụng cụ điện Techtronic Industries, công ty phải chịu đựng những lo ngại của nhà đầu tư về nhu cầu suy giảm từ Mỹ, thị trường chính của doanh nghiệp.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Nguyễn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.