Tỷ giá USD hôm nay 23/1: Giá USD tự do tăng mạnh
Giảm tại một số ngân hàng và tăng trên thị trường tự do
Hôm nay (23/1), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ nguyên tỷ giá trung tâm ở mức 23.137 VND/USD như mức niêm yết hôm qua. Với biên độ 3% được quy định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là trong khoảng 22.443 - 23.831 VND/USD.
Phiên cuối tuần ghi nhận một số điều chỉnh giảm giá USD tại một số ngân hàng. Khảo sát lúc 9h30, VietinBank, Techcombank và Sacombank giảm lần lượt 10 đồng, 8 đồng và 7 đồng trên cả hai chiều so với mức niêm yết cùng giờ sáng qua.
Giá mua USD tại các ngân hàng hiện nằm trong khoảng 22.925 – 22.975 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.160 – 23.182 VND/USD. Trong đó, BIDV có giá mua USD cao nhất còn giá bán USD thấp nhất được niêm yết ở Eximbank.
Trên thị trường "chợ đen", khảo sát lúc 9h30 sáng nay cho thấy đồng USD được giao dịch ở mức 23.540 - 23.570 VND/USD, giá mua và giá bán cùng tăng thêm 40 đồng so với mức ghi nhận giờ này hôm qua.
*Ghi chú: Tỷ giá mua - bán tiền mặt | ||||
Ngày | Phiên sáng 23/1/2021 | Thay đổi so với phiên sáng qua | ||
Tỷ giá trung tâm (VND/USD) | 23.137 | 0 | ||
Biên độ giao dịch (+/-3%) | 22.443 | 23.831 | ||
Ngân hàng | Mua | Bán | Mua | Bán |
Sở Giao dịch NHNN | 23.781 | 0 | ||
Vietcombank | 22.955 | 23.165 | 0 | 0 |
VietinBank | 22.925 | 23.172 | -10 | -6 |
BIDV | 22.975 | 23.175 | 0 | 0 |
Techcombank | 22.938 | 23.163 | -8 | -8 |
Eximbank | 22.970 | 23.160 | 0 | 0 |
Sacombank | 22.970 | 23.182 | -7 | -7 |
Tỷ giá chợ đen | 23.540 | 23.570 | 40 | 40 |
Tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước lúc 9h30 (Nguồn: PV tổng hợp)
USD tăng giá trên thị trường quốc tế
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, ở mức 90,212 điểm vào lúc 6h45' (giờ Việt Nam), tăng 0,15% so với cùng thời điểm hôm qua.
Tỷ giá euro so với USD tăng 0,04% lên 1,2170 EUR/USD. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,41% xuống 1,3672 GBP/USD.
Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,19% lên 103,70 JPY/USD.
Theo Reuters, hôm 22/1, đồng USD đã tăng giá trở lại sau ba ngày giảm liên tiếp. Một số đồng tiền rủi ro hơn cũng suy yếu trong phiên hôm qua khi dữ liệu kinh tế ảm đạm của các quốc gia bên ngoài nước Mỹ.
Là một đồng tiền trú ẩn an toàn, USD có xu hướng tăng giá trong thời điểm căng thẳng kinh tế và tài chính, khi khẩu vị ưa thích rủi ro giảm xuống.
Chỉ số S&P 500, Dow Jones và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm, cho thấy trạng thái ảm đạm trên thị trường tài chính.
Đồng USD tăng giá sau khi những số liệu kinh tế lạc quan của Mỹ được công bố. Cụ thể, chỉ số PMI tăng lên mức cao nhất trong hơn 13 năm và doanh số bán nhà hiện có bất ngờ tăng 0,7%.
Trước đó, đồng bạc xanh đã giảm so với rổ tiền tệ trong ba phiên gần nhất khi thị trường lạc quan về các kế hoạch kích thích tài chính của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này đã thúc đẩy các nhà giao dịch tìm kiếm các tài sản rủi ro hơn như đồng đô la New Zealand và đô la Úc.
Bà Amo Sahota, CEO tại công ty tư vấn tiền tệ Klarity FX, cho rằng thị trường đang có một số do dự và tâm lý rủi ro đã phần nào bị suy giảm.
"Thị trường có lẽ đang quan tâm tới cuộc họp của Fed vào tuần sau, có lẽ họ sẽ cần thận trọng hơn trong bối cảnh việc triển khai vắc xin đang diễn ra chậm và sự gia tăng số ca nhiễm vẫn kéo dài trên toàn cầu", theo bà Sahota.
Vào tuần tới, Fed sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ đầu tiên trong năm 2021. Các chiến lược gia kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và các quan chức của cơ quan này có thể sẽ cảnh báo những dấu hiệu chậm lại của nền kinh tế kể từ cuộc họp vào tháng 12.
Tại Mỹ, các ca tử vong do COVID-19 hiện đã lên tới gần 410.000 người và khoảng 25 triệu ca mắc.
Tại Anh, các dữ liệu kinh tế ảm đảm cũng đã phần nào ảnh hướng tới tâm lý nhà đầu tư. Dữ liệu chỉ ra rằng trong tháng 12 vừa qua, các nhà bán lẻ Anh đã phải vật lộn để phục hồi.
Hoạt động kinh tế ở khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm sút rõ rệt vào tháng 1 khi các đợt đóng cửa nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành dịch vụ của khối.
Tại Nhật Bản, dữ liệu mới được công cố chỉ ra rằng chỉ số PMI đã giảm xuống trong tháng 1. Cùng với đó, lĩnh vực dịch vụ cũng bi quan hơn trước do các biện pháp khẩn cấp để chống lại sự bùng phát COVID-19. Những yếu tố này đã tác động tiêu cực tới tâm lý thị trường.