|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tuổi 30, thời điểm vàng để nhìn lại mục tiêu tài chính của bản thân

14:19 | 23/03/2023
Chia sẻ
Tuổi 30 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người và với mục tiêu tài chính cá nhân, đây cũng là thời điểm vàng để nhìn lại, quy hoạch lại và áp dụng các chiến lược mới.

Những năm bạn ở độ tuổi 20 thường là thời điểm dễ bị tổn thương nhất về tài chính. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng nững người ở độ tuổi 20 thường kiếm được ít tiền hơn, có ít tài sản hơn và có thể phải đối mặt với nhiều thời gian thất nghiệp hoặc thu nhập thấp, công việc không ổn định.

Xây dựng sự độc lập về tài chính và khả năng phục hồi nên được ưu tiên trong những năm này. Việc thiết lập các thói quen tài chính lành mạnh và trải nghiệm đầu tư trong thế giới thực cần có thời gian và bạn nên lường trước những sai lầm.

Khi bạn gần 30 tuổi, đã đến lúc ngừng chú ý đến kỳ vọng của người khác và lập kế hoạch tài chính cho tương lai của riêng mình. Điều này không có nghĩa là bằng mọi cách từ bỏ lời khuyên của chuyên gia hoặc những người xung quanh. Hơn ai hết, bạn cần tự mình xác định những kỳ vọng về lối sống của bản thân, trở nên có trách nhiệm với chính mình và học những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.

Kiểm soát tài chính ở tuổi 30 cực kỳ quan trọng. (Nguồn: Nasdaq) 

Sẵn sàng với kế hoạch tài chính, đầu tư ở tuổi 30 để an nhàn cả đời

1. Viết ra kế hoạch tài chính của bạn

Bước đầu tiên tương đối đơn giản, bạn hãy viết ra một kế hoạch tài chính có thể thực sự có tác động lớn đến thành công tài chính của bạn. Hầu hết mọi người không viết ra một kế hoạch tài chính chi tiết, mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng các hộ gia đình có kế hoạch tài chính bằng văn bản có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn mỗi tháng để phục vụ cho các mục tiêu nghỉ hưu sau này.

Khi bạn 30 tuổi, bạn nên có một kế hoạch bằng văn bản nêu chi tiết cách bạn dự định xây dựng quỹ khẩn cấp, trả nợ, tiết kiệm cho những khoản mua sắm lớn như mua nhà và đầu tư để nghỉ hưu. Không cần phải ám ảnh về một kế hoạch hoàn hảo – nó có thể và sẽ luôn thay đổi theo thời gian. Trên thực tế, xem xét lại kế hoạch hàng năm là một thói quen tốt nên có.

Việc nghỉ hưu còn rất xa và việc dự đoán chi phí của bạn sẽ là bao nhiêu trong 30, 40 năm kể từ bây giờ là điều không thể do tính chất khó lường của nền kinh tế và lạm phát, cũng như lối sống thay đổi nhưng lập một mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực, quyết tâm.

2. Lập quỹ khẩn cấp

Bên cạnh đó, một quỹ khẩn cấp là cần thiết để đảm bảo kế hoạch của bạn đi đúng hướng. Chi phí bất ngờ sẽ xảy ra - mặc dù ở độ tuổi 20 của bạn có thể khó xây dựng khoản chi tiêu từ 6 đến 12 tháng như các chuyên gia đề xuất, nhưng việc thiết lập một tài khoản cho các chi phí khẩn cấp và bổ sung vào tài khoản đó một cách thường xuyên là một mục tiêu dễ dàng và quan trọng cần đạt được khi bạn 30 tuổi.

3. Hiểu các loại tài khoản và quy tắc thuế

Đến tuổi 30, bạn cũng nên hiểu các loại tài khoản cơ bản mà bạn sẽ đầu tư vào – đặc biệt là cách xử lý thuế đối với các tài khoản đó. Chẳng hạn, ở Mỹ, đầu tư cho hưu trí hoặc giáo dục trẻ em thường có nghĩa là đầu tư vào các tài khoản miễn thuế hoặc hoãn thuế.

Đầu tư vào các chương trình ưu đãi về thuế có thể là một công cụ tốt để làm giàu, nhưng việc phát sinh các hình phạt có thể là một vấn đề nếu bạn không hiểu các quy tắc.

4. Hiểu các lựa chọn đầu tư

Lúc này, bạn cũng nên có kiến thức chuyên nghiệp về chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và các phương tiện đầu tư như quỹ tương hỗ và quỹ ETF. Khi kiến thức của bạn tăng lên, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về chi tiết của các khoản đầu tư đó, nhưng kiến thức chung về rủi ro và lợi nhuận tiềm năng cho từng loại tài sản cần được rõ ràng ngay từ đầu.

Điều này sẽ cho phép bạn đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình đủ để bắt đầu hướng tới các chiến lược phân bổ tài sản hợp lý.

Hoàn toàn có thể chấp nhận được khi chọn một khoản đầu tư đơn giản, đa dạng để tập trung vào giai đoạn tài chính tuổi 30. Khi danh mục đầu tư phát triển, bạn nên xem xét sử dụng nhiều quỹ cụ thể hơn cho loại tài sản để đa dạng hóa.

Thu Phương