|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 26 – 30/6: Khối ngoại bán ròng hơn 340 tỷ đồng trên HOSE khi VN-Index giảm hơn 9 điểm, tập trung VHM, STB

10:24 | 01/07/2023
Chia sẻ
Trong tuần giao dịch cuối tháng 6, khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng với giá trị 341 tỷ đồng, tập trung ở hai phiên đầu tuần. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ rút ròng 135 tỷ đồng.

Trong tuần giao dịch 26 - 3/6, thông tin khởi tố vụ án thao túng giá “cổ phiếu họ APEC” đã làm VN-Index khởi đầu tuần mới với biến động lớn. Chốt phiên 26/6 trong sắc xanh và tăng tiếp hai phiên sau đó nhà đầu tư tưởng chừng đã có thể yên tâm về diễn biến ngắn hạn của thị trường trong tuần.

Tuy nhiên, VN-Index đảo chiều khá bất ngờ trong phiên 29/6 với phiên giảm hơn 12 điểm (cao nhất trong tháng 6), từ đó kéo VN-Index trở lại mốc 1.120 vào cuối tuần. So với cuối tuần trước, VN-Index giảm 9,2 điểm, tương đương giảm 0,81%.

HPG vẫn là cổ phiếu dẫn đầu nhóm tác động tích cực lên VN-Index trong tuần với mức tăng 3% trong tuần, đóng góp 1,1 điểm cho VN-Index.

Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực trong tuần giúp VN-Index tăng 4 điểm, trong khi đó nhóm ảnh hưởng tiêu cực kéo VN-Index giảm 7,2 điểm, như vậy mức giảm 9,2 điểm của chỉ số trong tuần chịu ảnh hưởng phần lớn ở các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ ngoài top ảnh hưởng.

 Top cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index trong tuần 26 - 30/6. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HOSE 

Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng trong tuần với giá trị 341 tỷ đồng, tập trung ở hai phiên đầu tuần. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ rút ròng 135 tỷ đồng. VHM và STB là 2 cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 227 tỷ đồng và 197 tỷ đồng.

Chiều mua ròng, HPG là cổ phiếu được mua mạnh nhất với giá trị 750 tỷ đồng, bỏ xa mã thứ hai là CTG với giá trị 91 tỷ đồng. Cập nhật tình hình hoạt động của Tập đoàn Hòa Phát, trong báo cáo cập nhật mới đây, Agriseco cho biết công ty đã mở 1 lò Dung Quất vào tháng 4, tiếp tục mở thêm 1 lò nữa vào tháng 5 và dự kiến mở lò cao còn lại vào tháng 7 năm nay. Qua đó, sản lượng thép các tháng sắp tới có thể tiếp tục phục hồi.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trong nước được kỳ vọng sẽ dần phục hồi trong nửa sau năm 2023 nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản được ban hành nhằm gỡ nút thắt về vốn và pháp lý. Tuy nhiên, nhóm phân tích đánh giá mức độ phục hồi sẽ chậm do các chính sách cần thời gian để thấm thấu. 

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HNX

Trên sàn HNX, khối ngoại trở lại mua ròng gần 162 tỷ đồng.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng hơn 95,5 tỷ đồng mua gom cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS). Bên cạnh đó, danh mục rót ròng có sự góp mặt của CEO (20,3 tỷ đồng), TNG (19,8 tỷ đồng), PVS (11,6 tỷ đồng) và IDC (9,3 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng 4,8 tỷ đồng ở cổ phiếu BVS của Chứng khoán Bảo Việt, theo sau là 3,8 tỷ đồng mã NVB. Cùng với đó là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu như DP3, PGS, DHT, ... với giá trị thấp hơn.

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên thị trường UPCoM 

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại duy trì bán ròng gần 11 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời dẫn đầu với quy mô gần 17,1 tỷ đồng. Kế đó, mã VGT cũng được gom ròng 6,6 tỷ đồng. Hoạt động giải ngân còn được chứng kiến ở các cổ phiếu MPC, MCH, WSB với quy mô 2,2 - 3,3 tỷ đồng.

Bên phía còn lại, nhóm nhà đầu tư tập trung bán ròng các cổ phiếu QNS (20,8 tỷ đồng), ACV (18,4 tỷ đồng), VEA (5,6 tỷ đồng), MCM (2 tỷ đồng), VTP (0,7 tỷ đồng), ...

Nhìn chung, thống kê cho thấy giao dịch khối ngoại nửa đầu năm 2023 biến động khá mạnh với các đợt mua bán đan xen, giá trị luỹ kế từ đầu năm liên tục đảo chiều. Dù vậy, tín hiệu đáng mừng là việc dòng vốn đã trở lại giải ngân vào giai đoạn cuối tháng 6.

 

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.