Tuần 21-23/2: Sau Tết nguyên đán, VN-Index trở lại mốc 1.100 điểm kể từ cuối tháng 1/2018
Triển vọng thị trường chứng khoán 2018: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo |
VN-Index trở lại mốc 1.100 điểm sau gần 1 tháng
Tuần 21-23/2, VN-Index đạt 1.102,85 điểm, HNX-Index đạt 126,24 điểm và UPCoM-Index đạt 59,56 điểm. So với tuần giao dịch trước nghỉ Tết Mậu Tuất, VN-Index tăng hơn 43 điểm (khoảng 4%), HNX-Index tăng khoảng 1,6% và UPCoM tăng khoảng 1,8%.
Ngay phiên giao dịch đầu tiên trong năm mới Âm lịch 2018, cả 3 sàn đều tăng điểm. Trong đó, VN-Index tăng hơn 27 điểm nhờ động lực từ cổ phiếu trụ như VNM, MSN hay VIC. Nhóm ngân hàng trở thành đầu tầu với nhiều mã tăng điểm. Các nhóm ngành khác như dầu khí, thép, chứng khoán, bất động sản cũng ghi nhận nhiều mã có sắc xanh.
Dự báo cầu thép nội địa 2018 tăng từ 20 - 22%, đối thủ đáng gờm mảng nhựa từ tân binh Hoa Sen |
Phiên kế tiếp cả 3 sàn quay đầu giảm điểm khi sắc đỏ bao trùm lên toàn thị trường. Riêng nhóm trụ chỉ có số ít mã như VIC, VRE hay VCB giữ vững đà tăng. Tuy vậy ngay sau đó, sự hứng khởi của thị trường lấy lại khi sắc xanh được phủ khắp nhiều mã. Đáng chú ý, nhóm VN30 có tới 30 mã tăng điểm và chỉ VJC giữ giá tham chiếu. PLX và VCB còn tăng trần trong phiên, qua đó giúp VN-Index kết tuần chạm mốc 1.100 điểm kể từ cuối tháng 1/2018.
Thanh khoản toàn thị trường tuần này ở mức không quá cao, đạt trung bình khoảng 7.060 tỷ/phiên. Khối ngoại có 2/3 phiên bán ròng chủ yếu vào HPG với gần 408 tỷ đồng.
Tuần 21-23/2, VN-Index trở lại mốc 1.100 điểm kể từ cuối tháng 1/2018 (ảnh minh họa) |
Trên HOSE, TDG (CTCP Dầu khí Thái Dương) tăng mạnh nhất với 19,8% lên 13.600 đồng/cp. Trong tuần, công ty đã công bố thông tin nghị quyết về họp Đại hội cổ đông sẽ tổ chức vào tháng 4/2018. Năm 2017, TDG đạt lãi ròng gần 29 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2016.
Một mã penny đáng chú ý là VHG (CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam) tăng 19,5% lên 1.040 đồng/cp. Ghi nhận cổ phiếu này đã có 4 phiên liên tiếp tăng trần khi trước đó có thời gian giảm sâu xuống dưới mốc 1.000 đồng/cp.
PAN (CTCP Tập đoàn PAN) tăng 16,1% lên 59.200 đồng/cp. Đáng chú ý, PAN đã tăng tới 65% tính riêng trong năm 2018.
Đáng kể nhất trong nhóm này là sự xuất hiện của ba ông lớn ngân hàng-bảo hiểm là BVH, CTG, VCB với mức tăng lần lượt 13,1%,11,8% và 11,6%. Ba mã thuộc nhóm VN30 này là những nhân tố đóng góp tích cực cho việc VN-Index trở lại mốc 1.100 điểm kể từ cuối tháng 1/2018. Đặc biệt, CTG và VCB đều kết thúc tuần ở mức giá đỉnh của mình (theo giá điều chỉnh).
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HOSE tuần 21-23/2 |
Về phía những mã giảm mạnh nhất, Fucvreit (Quỹ Đầu tư BĐS Techcom Việt Nam) dẫn đầu với 19,4% xuống 10.000 đồng/cp. Mã này đã có tới 5 phiên giảm sàn liên tiếp sau khi tăng trần liên tục 8 phiên trước đó.
GTN (CTCP GTNfoods) giảm 15,1% xuống 10.950 đồng/cp. Ghi nhận GTN nhiều phiên giảm điểm kể từ khi công bố báo cáo tài chính quý IV/2017. Theo đó, doanh thu cả năm 2017 đạt hơn 473 tỷ đồng, giảm 62% so với năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng lại tăng khoảng 72% lên gần 15 tỷ đồng.
ATG (CTCP An Trường An) giảm 8,4% xuống 2.520 đồng/cp. Trong tuần, Chủ tịch và Thành viên HĐQT của công ty đã đăng ký bán hơn 2,3 triệu cổ phần (tương ứng hơn 15% vốn).
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HNX tuần 21-23/2 |
Trên HNX, VC7 (CTCP Xây dựng số 7) tăng mạnh nhất với 31,7% lên 19.100 đồng/cp.
SCJ (CTCP Xi măng Sài Sơn) tăng 26,7% len 3.800 đồng/cp. Năm 2017, SCJ đạt lãi ròng hơn 6,2 tỷ đồng trong khi năm trước đó lỗ gần 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản lãi trong năm chủ yếu đến từ quý IV với 44,2 tỷ đồng khi 3 quý trước đó, công ty này đều ghi nhận lỗ.
Về phía những mã giảm mạnh nhất, CTT (CTCP Chế tạo máy Vinacomin) dẫn đầu với 25,8% xuống 6.900 đồng/cp. ORS (CTCP Chứng khoán Phương Đông) giảm 16% xuống 2.100 đồng/cp.
LCS (CTCP Licogi 166) giảm 10% xuống 5.400 đồng/cp. Ghi nhận cổ phiếu nãy có tới 9 phiên tăng trần liên tiếp trước khi giảm mạnh vào 2 phiên cuối tuần này. Năm 2017, LCS đạt lãi ròng gần 18 tỷ đồng trong khi năm trước chỉ đạt hơn 800 triệu đồng.
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UPCoM tuần 21-23/2 |
Trên UPCoM, TEL (CTCP Công trình Viễn thông) tăng mạnh nhất với 50% lên 12.000 đồng/cp. Đáng chú ý, "vua tôm" MPC (CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) tăng 38,9% lên 101.600 đồng/cp. Trong tuần, bà Chu Thị Bình, thành viên HĐQT công ty với số cổ phần nắm giữ lớn nhất gần 17,5 triệu cổ phiếu (tương ứng gần 25% vốn) đã bị chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng số tiền gửi tại ngân hàng Eximbank.
Sau vụ nguyên Phó GĐ chi nhánh chiếm 245 tỷ đồng của khách hàng, Eximbank bay gần 500 tỷ đồng vốn hóa |
SGP (CTCP Cảng Sài Gòn) tăng 21,4% lên 12.500 đồng/cp. Năm 2017, SGP đạt lợi nhuận sau thuế hơn 430 tỷ đồng, tăng 16 lần so với năm trước chủ yếu do phần lãi thu được từ công ty liên doanh, liên kết.
Về phía những mã giảm mạnh nhất, DAP (CTCP Đông Á) dẫn đầu với 38,2% xuống 17.000 đồng/cp. Đặc biệt, BCM (Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp -Công ty TNHH MTV) giảm 25,8% ngay sau khi lên sàn từ phiên đầu năm mới âm lịch 2018.