Sau vụ nguyên Phó GĐ chi nhánh chiếm 245 tỷ đồng của khách hàng, Eximbank bay gần 500 tỷ đồng vốn hóa
Người mất 245 tỉ không đồng ý đưa ra tòa như Eximbank đề xuất |
Sau vụ khách mất trăm tỷ đồng tại Eximbank, NHNN yêu cầu rà soát, đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi tại các TCTD |
Sau vụ việc chấn động vào ngày 22/2 tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) về việc nguyên giám đốc chi nhánh TP HCM của ngân hàng này chiếm đoạt 245 tỷ đồng tiền của khách hàng ngay lập tức tác động tiêu cực lên thị giá cổ phiếu EIB.
Cụ thể, kết phiên giao dịch ngày 23/2, EIB giảm 2,5% xuống 15.800 đồng/cp. Thanh khoản gần 970.000 đơn vị và giảm một nửa so với phiên 22/2. Giá trị vốn hóa tính tới thời điểm này khoảng 19.425 tỷ đồng, giảm gần 500 tỷ đồng so với phiên trước. Đáng chú ý, cổ phiếu EIB đã liên tục tăng điểm từ phiên giao dịch ngày 9/2, trong đó có phiên tăng trần vào ngày 13/2.
Diễn biến giá cổ phiếu EIB tính từ đầu năm 2018 đến nay (nguồn: VNDirect) |
Vào phiên ngày 23/2, nhóm ngân hàng có nhiều mã tăng điểm và là một trong những nhân tố chính trong việc đưa VN-Index trở lại mốc 1.100 điểm kể từ cuối tháng 1/2018.
Theo thông tin được công bố, bà Chu Thị Bình là nạn nhân của sự việc trên. Từ năm 2007, bà Bình cùng nhiều thành viên khác đã mở sổ tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP HCM với giá trị vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng.
Nạn nhân vụ EximBank từng là nữ đại gia giàu nhất sàn chứng khoán |
Hiện Eximbank có 2 cổ đông lớn là Sumitomo Mitsui Banking Corp với hơn 185 triệu cổ phần (tương ứng 15% vốn) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với hơn 100 triệu cổ phần (tương ứng gần 8,2% vốn). Thành viên trong ban lãnh đạo nắm giữ cổ phần nhiều nhất là ông Nguyễn Quang Thông, Phó chủ tịch HĐQT với hơn 150.000 cổ phần (tương ứng 0,01% vốn).
Năm 2017, Eximbank đạt lợi nhuận sau thuế hơn 820 tỷ đồng, tăng 160% so với năm 2016. Tuy nhiên, Eximbank vẫn nằm trong diện cảnh báo do lỗ lũy kế tính đến 30/6/2017 hơn 166 tỷ đồng.