|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 16 - 20/9: Điện Gia Lai 'chuyển nhà' sang HOSE, nhiều doanh nghiệp rời sàn về UPCoM

18:05 | 16/09/2019
Chia sẻ
Tuần 16 - 20/9, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận hàng loạt cổ phiếu rời sàn HOSE, HNX về UPCoM, trong khi đó, cổ phiếu GEG của Điện Gia Lai 'chuyển nhà' từ UPCoM lên HOSE.

Điện Gia Lai 'chuyển nhà' sang HOSE với giá 27.490 đồng/cp

Ngày 19/9, gần 204 triệu cổ phiếu GEG của CTCP Điện Gia Lai chính thức niêm yết trên HOSE với giá tham chiều trong phiên đầu tiên 27.490 đồng/cp. Biên độ giao động giá trong phiên giao dịch đầu tiên là 20%.

Được biết, Điện Gia Lai bắt đầu giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 21/3/2017. Cho đến ngày giao dịch cuối cùng tại thị trường này (10/9), cổ phiếu GEG giao dịch khởi sắc, ghi nhận mức tăng trưởng 81,5% giá trị.

Tiền thân công ty là công ty Thủy điện Gia Lai Kon Tum thành lập năm 1989 với vốn kinh doanh 1,8 tỉ đồng. Tháng 9/2010, công ty IPO thành công 26,1 triệu cổ phần trên HOSE và chuyển đổi thành CTCP Điện Gia Lai với vốn điều lệ 262 tỉ đồng.

tv

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Từ khi hoạt động dưới hình thức CTCP đến nay, Điện Gia Lai trải qua 8 lần tăng vốn lên 2.039 tỉ đồng thông qua 5 hình thức gồm phát hành riêng lẻ cho đối tác, phát hành cổ phiếu thưởng, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành để hoán đổi và cổ phiếu ESOP.

cđ GEG

Nguồn: BCB niêm yết Điện Gia Lai

Tính đến ngày 26/8, Điện Gia Lai có 4 cổ đông tổ chức lớn sở hữu 70,54% vốn điều lệ. Trong đó, CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre hiện là cổ đông lớn nhất với tỉ lệ sở hữu 19,27% vốn điều lệ. Theo sau là AVH Pte. Ltd với tỉ lệ sở hữu 19,16% vốn điều lệ. Ngoài ra, CTCP Đầu tư Thành Thành Công nắm giữ 18,12% vốn cổ phần. Cổ đông lớn cuối cùng nắm giữ 13,99% là tổ chức IFC.

Hiện, Điện Gia Lai nắm giữ tỉ lệ vốn có quyền chi phối tại 13 công ty khác hoạt động kinh doanh trong ngành điện tại các tỉnh Gia Lai, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bình Thuận, Long An.

Bên cạnh đó, công ty đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp 14 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất vận hành đạt 85,1 MW, trong đó 93% công suất tập trung tại khu vực Tây Nguyên và 7% công suất còn lại ở khu vực Bắc Trung Bộ.

kd geg

Nguồn: BCB niêm yết Điện Gia Lai

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 513 tỉ đồng, tăng 126% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 51% kế hoạch năm; LNST theo đó đạt 157 tỉ đồng, tăng 76%. Cơ cấu doanh thu công ty gồm trên 80% đến từ việc bán điện, phần còn lại là doanh thu xây lắp, cung cấp dịch vụ và bán hàng hóa.

Việc đạt kết quả kinh doanh như trên nhờ sự bù đắp kịp thời của hai nhà máy điện mặt trời Krong Pa và Phong Điền cho các nhà máy thủy điện trong điều kiện thời tiết nắng hạn trong nửa đầu năm 2019.

Công trình Giao thông Công Chánh lên UPCoM với giá 10.500 đồng/cp

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Công trình Giao thông Công Chánh sẽ đưa 26,9 triệu cổ phiếu CPW lên UPCoM từ ngày 20/9. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 10.500 đồng/cp.

Về lịch sử hình thành, doanh nghiệp nhà nước công ty Công trình Giao thông Công chánh thành lập năm 1993. Tháng 10/2015, công ty chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình CTCP với vốn điều lệ 268,75 tỉ đồng. Từ đó đến nay, công ty chưa trải qua lần tăng vốn điều lệ nào.

cđ

Nguồn: Công trình Giao thông Công chánh

Về cơ cấu cổ đông tại ngày 1/7, công ty có 5 cổ đong cá nhân và tổ chức nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần. Cổ đông lớn nhất là ông Lê Huy Hùng, thành viên HĐQT không điều hành sở hữu 30,58% vốn điều lệ. Hai hành viên HĐQT khác là ông Nguyễn Quốc Chiến nắm giữ 15,38% và ông Hồ Lê Minh nắm giữ 6,63%. Tỉ lệ sở hữu của ông Nguyễn Ngọc Lưỡng, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc là 5%. Duy nhất cổ đông tổ chức là Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV nắm giữ 25% vốn điều lệ.

kq

Nguồn: Công trình Giao thông Công chánh

Cập nhật kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2019, Công trình Giao thông Công chánh ghi nhận doanh thu 150,6 tỉ đồng, giảm 37% so với nửa đầu năm ngoái. Theo đó, LNST giảm từ 6,5 tỉ đồng về 3,3 tỉ đồng.

Damac GLS rời sàn HOSE về UPCoM

Cùng ngày 19/9, CTCP Damac GLS (mã: KSH) chính thức rời sàn HOSE về UPCoM. Theo đó, 57,5 triệu cổ phiếu KSH sẽ giao dịch trên thị trường UPCoM với giá tham chiếu 700 đồng/cp. Damac GLS kinh doanh chính trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim.

Được biết, cổ phiếu KSH bị buộc hủy niêm yết trên HOSE từ ngày 5/9 để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Trước đó, ngày 3/9, HĐQT công ty có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Đức, thành viên HĐQT giữ chức vụ Kế toán trưởng.

Capture

Nguồn: Giải trình chênh lệch số liệu BCTC bán niên 2019 của Damac GLS

Liên quan đến BCTC bán niên năm 2019 đã được kiểm toán, lỗ ròng hợp nhất của công ty là 1,7 tỉ đồng, chênh lệch giảm lỗ so với năm 2018 là 2,8 tỉ đồng. Damac GLS giải trình nguyên nhân là năm 2019, công ty đã thoái vốn tại các công ty con gồm CTCP DVTM Tổng hợp Huy Hoàng và công ty TNHH Đầu tư Tam Nguyên.

Tập đoàn Hoàng Long đưa gần 44,4 triệu cổ phiếu HLG lên UPCoM

Ngày 18/9 tới đây, CTCP Tập đoàn Hoàng Long sẽ đưa gần 44,4 triệu cổ phiếu HLG giao dịch trên UPCoM sau khi hủy niêm yết trên HOSE. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên 7.800 đồng/cp.

Trước đó, Tập đoàn Hoàng Long bị Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM buộc hủy niêm yết từ ngày 9/9 với lý do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Tập đoàn Hoàng Long cho biết việc không thống nhất với công ty kiểm toán đối với một số chỉ tiêu tài chính khiến công ty không thể phát hành chính thức BCTC kiểm toán năm 2018 và báo cáo soát xét bán niêm 2019.

Về tình hình kinh doanh, theo BCTC quý II công ty công bố, doanh thu quý có sự sụt giảm đáng kể so với cùng năm trước, từ 1.059 tỉ đồng xuống 840 tỉ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm khiến LNST tăng nhẹ 15,7% lên 24,2 tỉ đồng.

Cho cả năm 2019, công ty đặt kế hoạch doanh thu 2.568 tỉ đồng trong khi năm ngoái thu về 4.015 tỉ đồng; LNST dự kiến 96 tỉ đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 10,3% so với cùng kì.

Ánh Hường