Tuần 14-18/5: VinHomes 'lên sóng', VN-Index biến động và xuất hiện phiên tỷ USD
Xuất hiện phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên trong lịch sử
Tuần 14-18/5, VN-Index đạt 1.040,54 điểm, giảm hơn 4 điểm so với tuần trước. HNX-Index đạt 121,27 điểm và UPCoM-Index đạt 55,24 điểm, cùng giảm nhẹ.
Mở đầu tuần này, VN-Index bật tăng hơn 22 điểm khi các cổ phiếu trụ như VIC, GAS đều có mức tăng trên 6%, riêng VRE tăng trần. Phiên kế tiếp, VN-Index có thêm 6,5 điểm khi các cổ phiếu vốn hóa lớn như PLX hay VJC và BVH trở thành điểm sáng cùng với nhóm dầu khí.
Tuy nhiên, diễn biến thuận lợi lập tức đảo chiều trong các phiên tiếp theo khi chỉ số liên tục giảm mạnh dưới sức ép bán ra tăng cao, đặc biệt nhóm trụ. Đà bán diễn ra rõ rệt vào nửa cuối phiên chiều. Đáng chú ý, ngân hàng là một trong những nhóm tỏ ra thiếu tích cực nhất.
Sức ép bán vẫn tiếp diễn vào cuối tuần khiến VN-Index giảm đến hết phiên sáng nhưng lực cầu đổ vào nhóm bluechips về cuối phiên giúp cho chỉ số lấy lại được sắc xanh. Cũng trong phiên cuối tuần, nhiều mã ngân hàng như MBB, CTG hay VPB tăng trở lại.
Thanh khoản thị trường vượt bậc về giá trị với phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên trong lịch sử vào 18/5 đến từ VHM. Tuy nhiên, nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận kỉ lục này của VHM thì trung bình tuần qua giá trị giao dịch ba sàn đạt hơn 5.300 tỷ đồng/phiên, thấp hơn 14% tuần trước.
Tương tự như vậy, khối ngoại mua ròng vượt bậc nhưng nếu loại trừ gần 28.500 tỷ đồng mua ròng từ VHM thì giá trị bán ròng cũng lên tới khoảng 500 tỷ đồng. Trong đó, đại diện tiêu biểu nhất nhóm bán ròng là VNM trên 300 tỷ đồng.
Giao dịch thỏa thuận 'khủng', khối ngoại mua ròng kỉ lục 28.500 tỷ đồng nhờ VinHomes |
Cơn sốt VHM và câu chuyên xoay quanh VND
Trên HOSE, HOT (CTCP Du lịch-Dịch vụ Hội An) tiếp tục dẫn đầu hơn 35%. Sau khi giảm sàn liên tục vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 thì từ ngày 4/5 đến nay, mã này đều tăng nhiều phiên tăng trần. Ước tính mức tăng gấp đôi nhưng thanh khoản chỉ đạt vài nghìn đơn vị.
SII (CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn) tăng gần 22%. Quý I/2018, SII đạt lãi ròng 44 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 11 tỷ đồng. So với cả năm 2017 thì kết quả này cao hơn 32%.
VCF (CTCP Vinacafe Biên Hòa) tăng hơn 16%. Đáng chú ý, VHM (CTCP Vinhomes) tăng 20% với một phiên tăng trần duy nhất ngày chào sàn. Phiên sau đó, mã này không có giao dịch khớp lệnh nhưng giao dịch thuận có giá trị kỉ lục lên tới 1,35 tỷ USD.
Giấc mơ phiên giao dịch tỷ đô của Vinhomes đã thành hiện thực, tiết lộ đầu tiên về những nhà đầu tư trong giao dịch lịch sử |
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HOSE tuần 14-18/5 |
Về top giảm, RIC (CTCP Quốc tế Hoàng Gia) dẫn đầu với 19,5%. Đáng chú ý hai cái tên là VND (CTCP Chứng khoán VNDirect) và TV1 (CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 1) giảm trên dưới 12%.
Trong đó, đà giảm của VND gắn liến với lùm xùm liên quan tới HomeDirect còn TV1 sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 13/6/2018 do tổ chức kiểm toán từ chối ý kiến đối với báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán công ty mẹ, hợp nhất năm 2017.
VNDIRECT liên quan thế nào trong vụ đánh bạc nghìn tỷ? |
Một thành viên của EVN hủy niêm yết trên HOSE vào tháng 6 tới |
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HNX tuần 14-18/5 |
Nhiều mã bị hủy niểm yết
Trên HNX, CAG (CTCP Cảng An Giang) tăng mạnh nhất với 45,5%. Vừa qua, công ty này hủy ngày đăng ký cuối cùng vào 18/5 quyền nhận cổ tức năm 2017 và rời sáng tháng 7.
KSQ (CTCP Đầu tư KSQ) tăng gần 29%. Vừa qua, mã này rơi vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2017 là số âm (lỗ hơn 5 tỷ đồng). L44 (CTCP Lilama 45.4) tăng hơn 18%. Ngày 1/6 tới, L44 sẽ bị hủy niêm yết do lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu thực góp tính đến 31/12/2017.
Về top giảm, SGC (CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang) dẫn đầu với hơn 34%. KHL (CTCP Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long) giảm 33%. Ngày 1/6, KHL sẽ bị hủy niêm yết do kiểm toán từ chối ý kiến với BCTC năm 2017.
Tương tự KHL, MLS (CTCP Chăn nuôi-Mitraco) giảm 27% và sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 8/6 do lỗ lũy kế vượt vốn chủ thực góp hết năm 2017.
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UPCoM tuần 14-18/5 |
Trên UPCoM, EME (CTCP Điện cơ) tăng mạnh nhất với 100%. Cuối tháng 4, Đại hội cổ đông thường niên EME bị hủy do Tổng công ty Điện lực TP HCM (nắm giữ 28,26% vốn) tái cơ cơ cấu phần vốn Nhà nước tại EME.
Về top giảm, HAV (CTCP Rượu Hapro) dẫn đầu gần 55%, PTO (CTCP Dịch vụ-Xây dựng Công trình Bưu điện) 40%.