|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Từ Emirates đến Bamboo Airways, nhiều hãng hàng không gặp khó vì thiếu phi công

08:43 | 28/02/2019
Chia sẻ
Sự bùng nổ chưa từng có của ngành du lịch tại châu Á đã tạo ra nhiều hãng hàng không giá rẻ và hàng triệu khách hàng mới, tuy nhiên, sự thiếu hụt phi công đang đe dọa đến nhu cầu này.
tu emirates den bamboo airways nhieu hang hang khong gap kho vi thieu phi cong
Hành khách xuống máy bay của Bamboo Airways tại sân bay Phù Cát, Qui Nhơn, Việt Nam. Ảnh: Bloomberg.

Theo Bloomberg, hãng hàng không mô hình lai (hybrid) Bamboo Airways của Việt Nam là hãng mới nhất vừa bắt đầu cung cấp dịch vụ trong năm nay; nhiều hãng hàng không giá rẻ dự kiến cũng sẽ tham gia đường đua.

Theo Trung tâm Hàng không CAPA, chỉ riêng tại Đông Nam Á, các hãng hàng không giá rẻ đã có khoảng 1.400 máy bay, so với chưa đến 400 máy bay của các hãng hàng không truyền thống.

Khi lượng phi công thiếu hụt trầm trọng, các hãng hàng không sẽ phải vật lộn để tìm kiếm các phi công buồng lái lành nghề.

“Khó khăn thực sự đang đến”, ông Peter Harbison, Chủ tịch điều hành của CAPA (có trụ sở tại Sydney) nói tại Singapore. “Đối với những hãng hàng không mới, sẽ khó khăn hơn rất nhiều và đó sẽ là một cuộc vật lộn thực sự”.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, lưu lượng bay toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỉ tới, với mức tăng cao nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi dự kiến sẽ đạt gần 4 tỉ hành khách.

Boeing dự báo khu vực trên sẽ cần 16.930 chiếc máy bay mới và khoảng 261.000 phi công mới cho đến năm 2037. Điều này đồng nghĩa rằng các đội bay và số lượng phi công hiện tại cần phải tăng gấp đôi trong giai đoạn này, Boeing cho hay.

tu emirates den bamboo airways nhieu hang hang khong gap kho vi thieu phi cong
Số lượng hành khách hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2037 có tiềm năng lớn hơn thị trường châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại. (Nguồn: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế).

Sự căng thẳng đã thấy rõ. Tháng 1 vừa qua, IndiGo - hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á theo vốn hóa thị trường chứng khoán, đã quyết định loại bỏ hàng chục chuyến bay mỗi ngày cho đến tháng 3/2019 sau khi nhiều phi công của hãng này đã thực hiện hết số giờ bay tối đa hàng năm.

China Airlines của Đài Loan cũng đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trong tháng 2 này bằng cách đồng ý cải thiện điều kiện làm việc với chi phí hàng năm gần 4 triệu USD sau khi liên đoàn phi công, viện lí do mệt mỏi và nhiều lí do khác, đình công 7 ngày.

Ngay cả một số hãng hàng không bên ngoài châu Á cũng gặp vấn đề: Emirates, hãng hàng không đường dài lớn nhất thế giới, cho biết vào tháng 4/2018 rằng việc thiết hụt phi công đã buộc họ phải cắt giảm các chuyến bay.

“Quá trình đào tạo phi công phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian, vì vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn cung phi công không thể đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Đặng Tất Thắng, Tổng Giám đốc Bamboo Airways, nói. “Khó khăn đối với chúng tôi chính là ở khâu tuyển dụng phi công lành nghề và có kinh nghiệm cho các tuyến bay mà chúng tôi sẽ mở trong tương lai gần”.

Để tránh bị đẩy vào thế bí, một số hãng hàng không đã thành lập học viện của riêng họ nhằm đào tạo phi công. Jeju Air, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Hàn Quốc; AirAsia, hãng hàng không lớn nhất Đông Nam Á theo đội bay và Lion Air của Indonesia là một trong số những hãng hàng không đã thành lập trường đào tạo.

“Nếu nhìn lại từ 5 đến 10 năm về trước, chúng ta sẽ không thấy bất kì học viện đào tạo nào được thành lập bởi các hãng hàng không”, bà Wendy Sowers, Giám đốc tiếp thị thương mại của Boeing, nói. “Cơ chế tác động cung - cầu đang hoạt động. Và đây là cách hệ thống này phản ứng lại”.

tu emirates den bamboo airways nhieu hang hang khong gap kho vi thieu phi cong

Số ghế trên chuyến bay của các hãng hàng không giá rẻ Châu Á liên tục tăng trong nhiều năm.

(Nguồn: Công ty Hàng không Toàn cầu OAG)

Một số hãng hàng không khác cũng đang lặng lẽ cắt giảm số giờ bay tối thiếu để phi công đủ điều kiện trở thành cơ trưởng bởi họ phải vật lộn để lấp đầy những vị trí này càng nhanh càng tốt, ông Steven Greenway, Chủ tịch Swoop, một hãng hàng không giá siêu rẻ trực thuộc WestJet Airline tại Canada, cho hay.

Vấn đề thiếu hụt phi công đã xuất hiện được một thời gian, nhưng đã trở nên nghiêm trọng trong những năm gần đây, phát ngôn viên của Jeju Air nói.

Ông Harbison của CAPA cho biết Đông Nam Á và Ấn Độ nhiều khả năng phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lớn do tác động của 4 hãng hàng không, gồm AirAsia, IndiGo, Lion Air và Vietjet - hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam có hoạt động mở rộng quốc tế mạnh nhất so với các hãng khác trong khu vực.

Ông Benyamin Bin Ismail, CEO của AirAsia X Bhd, cho biết vấn đề tại tập đoàn này không tệ như ở các hãng hàng không khác bởi họ đã có học viện riêng giúp giữ dòng chảy tài năng mà họ cần.

Đại diện của Vietjet và Lion Air đã chưa phản hồi yêu cầu bình luận từ Bloomberg.

Còn IndiGo cho biết, họ tự tin sẽ không phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt phi công và đã đáp ứng đủ tất cả yêu cầu để duy trì ổn định số lượng phi công.

Trong khi đó, đội bay của 4 hãng trên đã mở rộng nhanh chóng. Chẳng hạn, IndiGo, được điều hành bởi Công ty Hàng không Ấn Độ InterGlobe, có khả năng sẽ bổ sung thêm ít nhất 40 máy bay nữa trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3/2020 sau khi giới thiệu thêm khoảng 62 máy bay mới trong năm tài khóa hiện tại, theo số liệu của CAPA.

IndiGo, hiện khai thác máy bay ATR nhỏ hơn trên các tuyến trong khu vực châu Á, đang có 430 máy bay Airbus A320, chưa kể trước đó hãng hàng không này đã thỏa thuận mua thêm 100 máy bay thân hẹp.

AirAsia cũng đang đặt hàng 375 máy bay một lối đi (thân hẹp), trong khi đó, Vietjet sở hữu 216 máy bay, theo trang web của Airbus SE và Boeing.

Một giải pháp khả thi để giảm bớt khủng hoảng chính là chỉ yêu cầu một phi công trên các chuyến bay ngắn thay vì hai phi công, tuy nhiên liên đoàn phi công có thể phản đổi động thái này, ông Harbison cho hay.

“Nếu bạn có những chiếc xe không người lái, bạn cũng có thể có những chiếc máy bay chỉ một người lái”, ông nói. “Đây là vấn đề liên quan đến việc đóng cửa một ngành hay hạn chế sự tăng trưởng của ngành đó”.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.