|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh tiếp đà bán ròng hơn 250 tỷ đồng tuần VN-Index hồi phục, tâm điểm xả MWG, VHM

11:13 | 12/12/2021
Chia sẻ
Trong tuần VN-Index hồi phục từ đáy ngắn hạn, khối ngoại trở lại mua ròng nhẹ hơn 370 tỷ đồng trên HOSE. Giao dịch ngược chiều nước ngoài, tự doanh bán ròng 2/5 phiên trong tuần qua với lực bán áp đảo, qua đó ghi nhận giá trị rút ròng cả tuần đạt 253 tỷ đồng.

Chịu tác động bởi những thông tin tiêu cực từ thị trường thế giới, VN-Index đã khởi đầu tuần mới với phiên giảm mạnh. Chỉ số chạm mức thấp nhất trong ngày tại 1.400 và tại đây lực cầu đã xuất hiện giúp thị trường bắt đầu nhịp hồi phục của tuần. Liên tiếp 3 phiên tăng điểm từ 9 - 11/12, chỉ số chính đã tiệm cận ngưỡng 1.470 điểm.

Phiên cuối tuần ghi nhận mức điều chỉnh nhẹ hơn 4 điểm để chốt tuần tại 1.463,54, tăng 20,2 điểm, tương đương tăng 1,4% so với tuần trước đó. Theo quan sát, BID và VCB trở lại vai trò dẫn dắt chỉ số sau thời gian dài, hai mã này lần lượt đóng góp 2,7 và 1,9 điểm cho đà tăng của Index.

Top 3 đóng góp ghi tên cổ phiếu POW của PV Power. Đây cũng là mã tăng mạnh nhất Top10 tuần qua với mức tăng 19,9%, qua đó giúp VN-Index có thêm 1,6 điểm. Các vị trí còn lại là các đại diện đến từ nhiều nhóm ngành khác nhau như ngân hàng (TPB), bất động sản (VRE, BCM, VHM), hóa chất (DGC), cao su (GVR), hàng tiêu dùng (MSN).

Trong tuần VN-Index hồi phục từ đáy ngắn hạn, khối ngoại trở lại mua ròng nhẹ hơn 370 tỷ đồng trên HOSE. Giao dịch ngược chiều nước ngoài, tự doanh bán ròng 2/5 phiên trong tuần qua với lực bán áp đảo, qua đó ghi nhận giá trị rút ròng cả tuần đạt 253 tỷ đồng.

Tự doanh - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tự doanh chủ yếu bán ròng nhóm dịch vụ tài chính và cổ phiếu thép

Theo thống kê từ Fiinpro, nếu tính riêng giao dich khớp lệnh thì khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng gần 130 tỷ đồng. Diễn biến theo từng nhóm ngành, cổ phiếu của các nhà băng được tự doanh mua ròng nhiều nhất tuần này. Giá trị mua ròng khớp lệnh tại nhóm này đạt 82 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc cũng thu hút dòng tiền tự doanh với giá trị vào ròng gần 14 tỷ đồng. Mặc dù quy mô hút vốn còn khiêm tốn nhưng đã có sự thay đổi vị thế của khối tự doanh ở nhóm bất động sản, họ đảo chiều mua ròng thay vì rút ròng hơn trăm tỷ đồng tuần trước đó. Dòng tiền từ khối tự doanh còn hướng tới một số nhóm ngành như bán lẻ, hàng cá nhân & gia dụng, dầu khí, du lịch & giải trí.

Tuần qua, cổ phiếu nhóm du lịch và giải trí đã có tuần tăng điểm tích cực với giá trị giao dịch cùng chỉ số giá ngành tăng trước thông tin đề xuất không cách ly khách quốc tế vào Việt Nam từ tháng 12 mang lại kỳ vọng ngành hàng không phục hồi sớm. Theo thống kê của Fiinpro, các cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất và tăng điểm gồm HVN, VJC, KLF, HHG, SKG, DLT.

Tự doanh - Ảnh 2.

Giao dịch khớp lệnh của tự doanh theo nhóm ngành trong tuần 6 - 10/12. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Bên phía bán ròng, cổ phiếu dịch vụ tài chính với đai diện là chứng chỉ quỹ tiếp tục chịu áp lực xả mạnh nhất từ khối tự doanh. Về giá trị cụ thể, khối này rút ròng 84 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh, trong khi tuần trước đó vẫn nằm trong danh mục gom ròng.

Cùng chiều, khối tự doanh tiếp tục chốt lời cổ phiếu nhóm thực phẩm & đồ uống (35 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (34 tỷ đồng), công nghệ thông tin, xây dựng & vật liệu.

Tập trung xả MWG, VHM cùng loạt chứng chỉ quỹ

Giao dịch cụ thể theo từng mã, cổ phiếu VPB của VPBank dẫn đầu về giá trị mua ròng trong tuần này với 62,5 tỷ đồng. Hai cổ phiếu ngân hàng khác cũng nằm trong danh mục mua ròng của tự doanh là STB (30,9 tỷ đồng) và TCB (18,6 tỷ đồng). 

Vừa qua Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa nâng đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) của VPBank từ B1 lên Ba3, ngang với xếp hạng quốc gia Moody's dành cho Việt Nam, với triển vọng tích cực. Đồng thời Moody's cũng nâng xếp hạng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ dài hạn, xếp hạng nhà phát hành lên mức Ba3.

Trở lại với giao dịch của tự doanh công ty chứng khoán, nhóm này cũng xuống tiền gom ròng nhiều cổ phiếu rổ VN30 như VRE (52,8 tỷ đồng), MSN (47,5 tỷ đồng), KDH (11,8 tỷ đồng), VNM (11,5 tỷ đồng). Mới đây, mã KDH của Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền là 1 trong 5 cổ phiếu được MVIS Vietnam Index thêm mới trong kỳ cơ cấu danh mục quý IV/2021.

Cùng chiều, dòng tiền tự doanh còn hướng tới một số cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như CII (16,9 tỷ đồng), HSG (15,3 tỷ đồng) và DXS (10,8 tỷ đồng).

Tự doanh - Ảnh 3.

Top10 cổ phiếu khối tự doanh mua/bán ròng tuần 6 - 10/12. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tại chiều bán ra, cổ phiếu MWG là mã bị rút ròng mạnh nhất với giá trị hơn 125,8 tỷ đồng. Theo ghi nhận, giao dịch chủ yếu thực hiện qua kênh thỏa thuận với khối lượng hơn 1 triệu đơn vị. Tương tự, cổ phiếu VHM cũng nằm trong danh mục rút vốn với giá trị 76,6 tỷ đồng.

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, tự doanh bán ròng loạt chứng chỉ quỹ như FUEVFVND (67 tỷ đồng), E1VFVN30 (51,6 tỷ đồng), FUESSVFL (29,3 tỷ đồng). Bên cạnh đó, khối tự doanh còn bán ròng HPG (44,9 tỷ đồng), CTG (28,3 tỷ đồng), GAS (27 tỷ đồng), BMI (21,6 tỷ đồng) và FPT (11,5 tỷ đồng).

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.