|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh CTCK mua ròng yếu dần, dòng tiền lớn ra sao sau phiên chứng khoán Mỹ lao dốc?

06:59 | 15/08/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 15/8, khối tự doanh ghi nhận phiên bán ròng thứ ba liên tục, chủ yếu 'gom' CCQ E1VFVN30 và MBB. Trong một diễn biến khác, lãnh đạo CII muốn mua 5 triệu cổ phần nhằm tăng tỉ lệ nắm giữ công ty.

Dòng tiền thông minh tiếp tục tìm đến cổ phiếu công nghiệp

Sự suy yếu của các mã trụ cột thị trường khiến đà tăng của chỉ số bị thu hẹp. Cụ thể, cổ phiếu PLX khiến VN-Index mất 0,3 điểm. Ngoài ra, cổ phiếu VJC, VRE, CTG đóng cửa trong sắc đỏ là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Các mã tăng giá mở rộng đà tăng cho VN-Index là VIC, VNM, BVH và TCB.

Kết quả là, VN-Index đóng cửa tăng 2,08 điểm (0,22%) lên 968,91 điểm; HNX-Index giảm 0,3% xuống 101,98 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09% lên 57,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 195 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 4.305 tỉ đồng. Dòng tiền chủ yếu xoay quanh nhóm công nghiệp.

Khối tự doanh mua ròng nhẹ phiên thứ ba liên tiếp, 'gom' E1VFVN30

Trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng nhẹ 4,6 tỉ đồng với khối lượng gần 1,2 triệu đơn vị.

d

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top10 mã ghi nhận giá trị mua vào cao nhất, nổi bật là chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (17,83 tỉ đồng). Tiếp đó, khối tự doanh tập trung mua MBB (11,95 tỉ đồng) và MWG (10,52 tỉ đồng).

Cùng chiều mua vào, MSN ghi nhận giá trị 4,88 tỉ đồng), VHM (4,69 tỉ đồng), FPT (4,28 tỉ đồng). Khối tự doanh còn tích cực mua VPB (3,85 tỉ đồng), HDG (3,28 tỉ đồng), ngoài ra có HPG và KBC.

Top10 mã khối tự doanh bán mạnh nhất, dẫn đầu là MWG với giá trị 23,42 tỉ đồng. Hai mã tiếp theo HDG và VNM lần lượt có giá trị bán 5,73 tỉ đồng và 4,04 tỉ đồng. Về chứng chỉ quỹ E1VFVN30, giá trị bán đạt 3,81 tỉ đồng. Những mã còn lại trong nhóm bán ra gồm VIC, TCB, MBB, HPG, PHR và VJC.

NĐT nước ngoài chưa dừng bán ròng, 'xả' 215 tỉ đồng trong phiên

Thống kê giao dịch khối ngoại, sàn HOSE ghi nhận giá trị bán ròng 223 tỉ đồng với khối lượng 6,9 triệu đơn vị. Trong đó, áp lực bán ròng tập trung vào VJC (78,44 tỉ đồng), theo sau là STB (23,74 tỉ đồng) và VPI (22,34 tỉ đồng). Ngoài ra, HPG bị bán ròng (18,11 tỉ đồng), VIC (15,36 tỉ đồng), SGN (14,25 tỉ đồng), chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (13,79 tỉ đồng).

Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua ròng HDB (10,7 tỉ đồng), MSN (6,06 tỉ đồng), CTG (5,52 tỉ đồng), BVH (4,14 tỉ đồng)

Tương tự trên HNX, hoạt động bán ròng áp đảo với giá trị 10,2 tỉ đồng nhưng mua ròng khối lượng 332.143 đơn vị. Những mã có giá trị bán ròng cao nhất  gồm VCS (10,8 tỉ đồng), PVS (884 triệu đồng), DGC (452 triệu đồng). Trong khi đó, cổ phiếu HUT ghi nhận giá trị mua ròng (1,2 tỉ đồng), ngoài ra có IVS (516 triệu đồng).

Duy nhất tại UPCoM, khối ngoại mua ròng 18,2 tỉ đồng với khối lượng 379.100 đơn vị. Dẫn đầu chiều mua ròng là VEA (9,4 tỉ đồng). Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng QNS (3,4 tỉ đồng), GEG (3,1 tỉ đồng), VGG (1,6 tỉ đồng) và VTP (1,5 tỉ đồng). Ở phía bán ròng có một số mã tiêu biểu như BSR (511 triệu đồng), CTR (381 triệu đồng), ACV (269 triệu đồng).

TGĐ Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM muốn mua 5 triệu cổ phiếu CII

Thống kê trên hai sàn phiên hôm qua, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) có liên quan chỉ đăng ký giao dịch hai mã gồm CTF và CII.

d2

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Về thông tin giao dịch nổi bật, ông Lê Quốc Bình – Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã: CII) vừa công bố muốn mua 5 triệu cổ phiếu công ty trong thời gian từ ngày 19/8 đến 17/9 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Mục đích của giao dịch này là tăng tỉ lệ nắm giữ tại Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM.

Được biết, ông Bình hiện sở hữu 1,04 triệu cổ phiếu CII, tương đương 0,42% vốn điều lệ. Nếu giao dịch trên thành công, tỉ lệ sở hữu của ông Bình tại công ty sẽ tăng lên 2,44% vốn cổ phần (6,04 triệu cổ phiếu).

Ánh Hường