|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trưởng Ban Kiểm soát VPBank xin từ nhiệm

17:20 | 26/12/2022
Chia sẻ
Bà Nguyễn Thị Mai Trinh, Trưởng Ban Kiểm soát chuyên trách VPBank nhiệm kỳ 2020 – 2025 xin từ nhiệm từ ngày 26/12/2022 vì lý do cá nhân gia đình.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB) vừa công bố về đơn xin từ nhiệm của bà Nguyễn Thị Mai Trinh, Trưởng Ban Kiểm soát chuyên trách VPBank nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Theo đơn xin từ nhiệm, bà Trinh cho biết nguyên nhân bà xin từ nhiệm là vì lý do cá nhân gia đình. Bà muốn xin từ nhiệm chức danh Trưởng Ban Kiểm soát và rút khỏi vị trí thành viên Ban Kiểm soát từ ngày 26/12/2022.

Hội đồng quản trị ngân hàng cho biết đã nhận được đơn xin từ nhiệm của bà Trinh vào ngày 23/12 và sẽ trình Đại hội đồng cổ đông xem xét phê duyệt trong kỳ họp tiếp theo. Sau khi bà Trinh từ nhiệm, Ban Kiểm soát của VPBank sẽ còn lại ba người là bà Trịnh Thị Thanh Hằng, bà Kim Ly Huyền và ông Vũ Hồng Cao.

 Bà Nguyễn Thị Mai Trinh (Nguồn: VPBank)

Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 19.800 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ, hoàn thành 67% kế hoạch năm.

Tổng thu nhập hoạt động đạt 45.000 tỷ đồng, tăng gần 36% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng trưởng 59,2%, nâng tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động của ngân hàng hợp nhất lên trên 30%. Tại ngân hàng riêng lẻ, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 56% so với cùng kỳ.

Mới đây, VPBank cũng thông báo về việc dự kiến giải tỏa 4,35 triệu cổ phiếu (tương đương 35% số lượng đăng ký niêm yết bổ sung của đợt phát hành ESOP2019) và 3,5 triệu cổ phiếu (tương đương 35% số lượng đăng ký niêm yết bổ sung của đợt phát hành ESOP2020). Thời gian dự kiến giải tỏa là ngày 20 - 26/12/2022.

Ngoài ra, VPBank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022

Cụ thể, VPBank sẽ tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 50%, từ các nguồn như lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, số cổ phần phát hành dự kiến là hơn 2,24 tỷ cổ phiếu.

Huyen Vi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.