|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Trước sự biến động của thị trường chứng khoán, ngành nào được kỳ vọng tăng trưởng?

15:09 | 07/05/2018
Chia sẻ
Theo Chứng khoán VNDIRECT, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải đối mặt với đợt điều chỉnh mạnh trong quý II và có thể hé lộ những cơ hội hấp dẫn để tích lũy cổ phiếu cho nửa cuối năm 2018.
truoc su bien dong cua thi truong chung khoan nganh nao duoc ky vong tang truong Chứng khoán ngày mai sẽ tăng?
truoc su bien dong cua thi truong chung khoan nganh nao duoc ky vong tang truong Giảm điểm trong tháng 4, thị trường chứng khoán liệu có 'sell in May'?

Ngành chứng khoán và ngân hàng tiếp tục tăng trưởng khả quan

Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng ngành chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ hưởng lợi từ sự sôi động của thị trường chứng khoán.

Thu nhập của các công ty chứng khoán lớn như SSI, HCM, VND, VCI được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhờ hàng loạt các yếu tố hỗ trợ như thanh khoản của thị trường chứng khoán tiếp tục tăng mạnh.

Sự biến động cao hơn của thị trường sẽ thúc đẩy nhiều giao dịch ngắn hạn, đầu cơ. Làn sóng cổ phần hóa, niêm yết và thoái vốn “tỷ đô” như Vinhomes, Techcombank, VEAM, GENCO 1, GENCO 2, ACV và PLX.

truoc su bien dong cua thi truong chung khoan nganh nao duoc ky vong tang truong

Việc thị trường chứng khoán diễn biến thuận lợi thời gian qua đã và đang tạo điều kiện để Chính phủ đẩy nhanh tiến độ IPO và thoái vốn các DNNN, nhờ đó, làm tăng quy mô và đem đến nhiều lựa chọn mới hấp dẫn để đầu tư cùng với thị trường chứng khoán phái sinh. Các yếu tố này giúp tăng thanh khoản cho cả thị trường chứng khoán phái sinh và cơ sở.

Ngoài ra, theo Chứng khoán VNDIRECT, ngành ngân hàng tiếp tục có triển vọng khả quan trong nửa cuối năm 2018 nhờ tốc độ tăng trưởng GDP cao, chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì và chất lượng tài sản được nâng lên từ thành quả tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Công tác đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong những năm qua và sự ấm lên của thị trường bất động sản dẫn đến trích lập dự phòng giảm, khả năng được hoàn nhập dự phòng một số khoản đã trích lập trước đây.

Bất động sản gặp rủi ro phân khúc cao cấp

Theo Chứng khoán VNDIRECT, năm 2018, nhu cầu thực mua nhà tiếp tục tăng, đặc biệt tại phân khúc căn hộ trung cấp và bình dân, đất nền, những phân khúc mà hiện nay cung chưa đáp ứng được nhu cầu.

Ngoài ra, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô, giúp nâng cao thu nhập của người mua nhà, lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp và việc thành lập các đặc khu kinh tế.

Tuy nhiên, tại phân khúc cao cấp, Chứng khoán VNDIRECT đang nhận thấy rủi ro tiềm ẩn từ việc nguồn cung tiếp tục gia tăng mạnh và vượt quá nhu cầu thực, điều này có thể dẫn đến tình trạng dư cung nếu dòng tiền đầu cơ “nóng” tại phân khúc này đột ngột bị rút ra và đầu tư vào các kênh đầu tư khác.

Nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng cũng sẽ tiếp tục được hưởng lợi và phục hồi sau nhiều năm suy giảm trong bối cảnh ấm lên của thị trường bất động sản.

Ngoài ra, ngành thép được dự đoán chứng kiến sự gia tăng mạnh của cung lẫn cầu trong khi ngành xi măng bắt đầu ghi nhận tín hiệu khởi sắc nhờ xuất khẩu tăng.

Ngành dệt may, nông nghiệp cũng hứa hẹn triển vọng hơn

Chứng khoán VNDIRECT ghi nhận những dấu hiệu phục hồi của ngành nông nghiệp và thủy sản trong quý I/2018. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, ngành nông lâm và thủy sản tăng trưởng 4,1% và đóng góp 0,46 điểm vào mức tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế (trong đó ngành thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 8 năm).

Đối với ngành dệt may, tổng giá trị xuất khẩu trong quý I đạt 7,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 22,4% kế hoạch cả năm 2018.

Một loạt các hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực như FTA Việt Nam, EU hay CPTPP sẽ nâng cao triển vọng ngành dệt may trong năm 2018 và các năm tới.

Ngoài ra, với tính chất thâm dụng lao động cao, Chứng khoán VNDIRECT cho rằng ngành dệt may sẽ ít chịu tác động từ chính sách bảo hộ thương mại mà Mỹ đang theo đuổi. Bản thân Tổng thống Trump cũng nhận thấy sẽ rất khó khăn để các doanh nghiệp như Levi Strauss & Co. di chuyển các nhà máy sản xuất của họ trở lại Mỹ.

Minh Anh