Theo báo cáo ngày 11/6 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Trung Quốc sẽ là nước sản xuất thóc gạo lớn nhất thế giới với 142,3 triệu tấn, và Ấn Độ xếp thứ hai với 110,4 triệu tấn. Tiếp theo là Indonesia, Bangladesh và Việt Nam.
Các nước xuất khẩu than hàng đầu thế giới, trong đó có Indonesia, đang đối mặt với tình trạng hàng hóa ứ đọng do nhu cầu nhập khẩu than đá của Trung Quốc và Ấn Độ giảm mạnh trong thời gian qua.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tháng 5 phục hồi lên mức cao thứ hai trong lịch sử, đánh dấu Trung Quốc là khách hàng lớn nhất thế giới trong tháng này.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc "bơm" 60 tỷ nhân dân tệ (tương đương 8,84 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua các hoạt động giao dịch thị trường mở nhằm duy trì thanh khoản ổn định.
Sản lượng chè thế giới đã giảm trong quý I/2017 do ảnh hưởng bởi hạn hán ở châu Phi, thời tiết lạnh giá kéo dài ở Trung Quốc, và tình trạng ngập lụt tồi tệ nhất trong 14 năm qua ở Sri Lanka gây gián đoạn thu hoạch và vận chuyển.
Mặc dù đã mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng theo đại diện của hai địa phương có sản lượng vải lớn nhất, nhì cả nước là Bắc Giang và Hải Dương thì Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quả vải, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng.
Theo các số liệu chính thức được Reuters đưa, các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng nắm giữ trái phiếu chính phủ Trung Quốc tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 5, bất chấp việc kế hoạch cải thiện tiếp cận thị trường trái phiếu nước này được chính thức được thông qua.
Sputniknews.com đưa tin ngày 3/6, bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF), Giám đốc Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủng hộ ý tưởng thành lập một quỹ đầu tư bằng đồng nhân dân tệ.