|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc đang làm thay đổi sân chơi hàng hóa toàn cầu như thế nào?

21:34 | 22/06/2017
Chia sẻ
Với tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức ấn tượng và tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng, nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc vẫn là rất lớn.
trung quoc dang lam thay doi san choi hang hoa toan cau nhu the nao
Trung Quốc đang làm thay đổi sân chơi hàng hóa toàn cầu như thế nào?

Là nước nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã thúc đẩy giá hàng hóa tăng liên tục trong suốt thập niên 2000, và hiện vẫn đang chi phối hoạt động giao dịch nguyên vật liệu. Dưới đây là những ảnh hưởng mà Trung Quốc đã tạo ra lên các nhóm hàng hóa chủ chốt:

Nông sản

Tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, mối lo ngại về an toàn thực phẩm, và trào lưu tìm kiếm các loại thực phẩm bổ dưỡng là những nhân tố thúc đẩy việc nhập khẩu thực phẩm tại Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới. Đây là thứ nguyên liệu được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực, từ sản xuất thức ăn chăn nuôi cho đến dầu ăn. Ngoài ra, mức thu nhập gia tăng của người dân Trung Quốc cũng đã thúc đẩy việc nhập khẩu các loại thực phẩm mới như dầu ôliu và bơ, và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Các mối lo ngại về an toàn thực phẩm cũng đang tạo ra cơ hội cho các loại thực phẩm ngoại được cho là không bị ô nhiễm, chẳng hạn như sữa của New Zealand,. Ngoài ra, nó cũng dẫn tới sự đổi mới trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng từ nông trại đến bàn ăn.

Doanh nhân người Singapore Douglas Foo, người điều hành chuỗi nhà hàng Sakae Sushi, nói với CNBC rằng ông đã đầu tư vào việc nuôi trồng thủy sản ở Nam Mỹ để cung cấp cho các cửa hàng của mình ở Trung Quốc, và sau này sẽ cung cấp luôn cho các chuỗi nhà hàng khác.

"Chúng tôi chưa mở rộng mạnh mẽ trên thị trường Trung Quốc, không phải vì thiếu vốn, mà là vì muốn bảo đảm sự ổn định của chuỗi cung ứng", Foo nói.

Các tiến bộ công nghệ cũng đang tạo ra động lực cho hoạt động kinh doanh thực phẩm an toàn. Theo Reuters cho biết, các nhà cung cấp thực phẩm tươi sống từ Úc và New Zealand đang sử dụng các ứng dụng của Trung Quốc như WeChat để giúp người tiêu dùng theo dõi đường đi của sản phẩm từ nông trại cho tới bàn ăn.

Năng lượng

Là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí, vốn là cái giá phải trả để đạt được mức tăng trưởng cao ngất trong 3 thập niên qua.

Ngày nay, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cam kết hỗ trợ chống lại biến đổi khí hậu - đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi hiệp định khí hậu Paris (tuy nhiên vẫn cần chờ xem lời hứa của Trung Quốc có đi kèm với hành động hay không).

"Trung Quốc là một nguồn cảm hứng về phát triển kinh tế. Mạng lưới điện quốc gia của nước này là lớn nhất thế giới. Lưới điện Trung Quốc đang đi tiên phong trong việc triển khai những nguồn năng lượng tái tạo mới, trong một hệ thống hoàn toàn đáng tin cậy với một quy mô lớn ", là bình luận của Adnan Amin, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IREA), vào hồi đầu tháng này.

Quy mô đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Trung Quốc cũng đang tăng lên theo cấp số nhân, ông Amin nói thêm.

Theo một nhà nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc nói với Reuters, nước này sẽ khởi động một hệ thống giao dịch tín chỉ khí thải trên toàn quốc vào tháng 11 tới đây.

Kim loại

Là nguyên liệu thô để sản xuất thép, quặng sắt thường được bán trên cơ sở hợp đồng tính bằng năm. Nhưng gần đây, hoạt động giao dịch quặng sắt đã chuyển dần sang các hợp đồng kì hạn ngắn hơn và cơ chế định giá giao ngay (spot pricing), do sự tham gia của các nhà giao dịch người Trung Quốc.

Thị trường quặng sắt giao ngay cũng bắt đầu phổ biến trong bối cảnh giá cả ngày càng biến động, do người Trung Quốc không ngần ngại phá vỡ các hợp đồng kỳ hạn khi giá giảm mạnh. Họ sẵn sàng trả tiền phạt và thực hiện mua quặng giao ngay với giá rẻ hơn, thay vì chấp nhận trả mức giá cao hơn đã được đồng ý trước đó.

Hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa sôi động ở Trung Quốc đại lục cũng tạo điều kiện cho các hợp đồng ngắn hạn, vì các nhà giao dịch có thể dễ dàng bảo vệ vị thế của mình.

Trong ngành than cốc (coking coal), vốn cũng là một nguyên liệu khác để sản xuất thép, những xu hướng tương tự cũng đang diễn ra. Ngày nay hoạt động giao dịch than cốc đang chuyển từ các hợp đồng dài hạn với giá cố định sang các hợp đồng định giá dựa trên chỉ số (index-linked), phụ thuộc vào thị trường phái sinh.

trung quoc dang lam thay doi san choi hang hoa toan cau nhu the nao Whole Foods là chiến lược để bắt kịp thương mại điện tử Trung Quốc của Amazon

Khi Amazon bắt đầu theo đuổi việc mua lại Whole Foods, nhiều công ty khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đã tiến hành nhiều ...

trung quoc dang lam thay doi san choi hang hoa toan cau nhu the nao Trung Quốc tiến hành cải cách 'sở hữu hỗn hợp' các doanh nghiệp nhà nước

Theo thông tin chính thức đăng tải trên tờ China Securities Journal hôm thứ Tư (21/6), Trung Quốc đã hoàn tất 48 thương vụ cho ...

trung quoc dang lam thay doi san choi hang hoa toan cau nhu the nao Trung-Mỹ cần mở cửa hơn nữa thúc đẩy thương mại và đầu tư

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng cựu quan chức Trung Quốc và Mỹ đã kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ...

Quỳnh Như

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.