Whole Foods là chiến lược để bắt kịp thương mại điện tử Trung Quốc của Amazon
Một cửa hàng Whole Foods ở thành phố New York, Mỹ. (Nguồn: Reuters) |
Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc và JD.com đã đầu tư rất lớn vào các cửa hàng truyền thống trong những năm gần đây để hoàn thiện dịch vụ cung cấp trực tuyến của họ.
Với phương thức thanh toán sẵn có và nền tảng phương tiện truyền thông để thu hút người mua sắm, Alibaba và JD.com đã giúp Trung Quốc trở thành thị trường tạp hóa trực tuyến lớn nhất thế giới, bỏ xa thị trường Mỹ.
Sự dẫn đầu này, được củng cố nhờ những khu đô thị đông dân và nhân công giá rẻ, có thể là chìa khóa khi các nhà bán lẻ và công ty công nghệ chạy đua để thúc đẩy doanh số ở hàng hóa giá rẻ, thông qua việc đầu tư lại vào các chuỗi cung ứng với lượng thông tin phân tích lớn.
Doanh thu bán hàng trực tuyến của thị trường tạp hóa Trung Quốc được ước tính sẽ tăng hơn gấp đôi lên khoảng 6,6% vào năm 2020, so với 1,4% doanh số bán hàng của Mỹ tính trong cùng thời điểm.
Công ty thương mại điện tử của cả Trung Quốc và Mỹ đều đang chiến đấu với thử thách tăng doanh thu trong nhóm hàng hóa tiêu dùng nhanh (FMCG) vì lợi nhuận thấp, nhu cầu về hàng hóa cao với thời gian bày hàng trên kệ ngắn, nhân tố chính của các cửa hàng tạp hóa.
Alibaba, với hoạt động kinh doanh đám mây phát triển mạnh mẽ và đang cạnh tranh trực tiếp với Amazon, lên kế hoạch sử dụng số liệu khách hàng khổng lồ của mình để cung cấp dịch vụ kết nối thích hợp tới các thương hiệu sở hữu sản phẩm của công ty.
Theo chiến lược được gọi là “Dịch vụ bán lẻ mới” của Amazon, dịch vụ sẽ bao gồm quản lý hàng tồn kho, sản xuất thông minh và kho vận, mục đích là để giảm lãng phí và tăng doanh phu ở toàn bộ các chuỗi cung ứng.
Tương tự, JD.com sử dụng dữ liệu từ đối tác WeChat, ứng dụng tin nhắn nổi tiếng ở Trung Quốc với hơn 930 triệu người sử dụng, để xây dựng kho dữ liệu bao gồm các thương hiệu về sản phẩm trẻ em, mỹ phẩm và đồ uống.
Alibaba đã đầu tư hơn 9,3 tỷ USD vào các cửa hàng bán lẻ truyền thống từ năm 2015, gồm chuỗi siêu thị Sanjiang, trung tâm thương mại Intime Retail Group và tập đoàn Suning Commerce Group, một trong những nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất Trung Quốc.
Hồi tháng 5, Amazon mua lại 18% cổ phần của siêu thị Lianhua, một phần của tập đoàn bán lẻ Bailian. Trong khi đó, JD.com đã mua cổ phần trị giá 1,5 tỷ USD của nền tảng trực tuyến Yihaodian của Walmart vào năm 2016.
Sự khuyến khích đối với các công ty công nghệ Trung Quốc trong việc giảm giá và giành thị phần lớn hơn trên thị trường truyền thống là khá rõ ràng. Dù là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, hơn 80% các giao dịch vẫn được tiến hành trực tiếp ở Trung Quốc.
Theo công ty tư vấn Bain & Company, thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc tăng hơn 50% vào năm ngoái, trong khi doanh thu của các đại siêu thị và siêu thị giảm. Bên cạnh đó, tăng trưởng của các công ty bán lẻ trực tuyến cũng không hoàn toàn miễn dịch, với chi phí vận chuyển cao và doanh thu thấp.
Các công ty Mỹ hiện tìm cách để bắt kịp với đổi thủ ở Trung Quốc khi mà các cửa hàng truyền thống đang suy yếu, và công ty trực tuyến chiến đấu với doanh thu thấp và chi phí giao hàng cao.
Amazon triển khai dự án 13,7 tỷ USD với chuỗi siêu thị tạp hóa Whole Foods Market vào tuần trước, và ngỏ lời muốn mua lại cả Walmart. Walmart, với cổ phần ở JD.com trong thương vụ Yihaodian, tăng cổ phần của họ tại công ty Trung Quốc lên 12,1% trong tháng 2, và mua nhà bán lẻ trực tuyến Jet.com với giá 3 tỷ USD vào năm ngoái.
Đây là một cuộc đua có ảnh hưởng toàn cầu đối với thị trường Mỹ khi lo ngại về nguồn sức mạnh mới của Amazon nhờ thương vụ mua lại Whole Foods sẽ quét hơn 35 tỷ USD khỏi thị trường kết hợp của các siêu thị Mỹ, nhà sản xuất thực phẩm và trung tâm mua sắm.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/