|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc xóa bỏ 'thương mại xám' hàng tỉ USD của tôm Ecuador nhập lậu qua biên giới Việt Nam

12:33 | 18/11/2019
Chia sẻ
Cuộc đàn áp của Trung Quốc về hoạt động buôn lậu qua Việt Nam cuối cùng đã chấm dứt con đường "thương mại xám" có giá trị hàng tỉ USD của tôm Ecuador, trước đây được mô tả là mối đe dọa cho ngành tôm toàn cầu.
port-de-haiphong-e1572288888453-1024x555

Cảng Hải Phòng. Nguồn: Undercurrent News

Các container hàng hóa được vận chuyển đến cảng Hải Phòng trước khi được nhập lậu qua biên giới Trung Quốc để tránh thuế hải quan. 

Tôm và thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc từ các quốc gia khác cũng được chuyển qua Việt Nam, nhưng lượng buôn bán tôm Ecuador là lớn nhất.

tom2

Nguồn: Undercurrent News

Lần đầu tiên sau 8 năm chứng khiến tôm Ecuador không được xuất khẩu sang Việt Nam, dựa trên số liệu tháng 9 từ Phòng nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (CNA). Điều này đã từng xảy ra vào tháng 2/2011.

Hoạt động buôn bán diễn ra vào năm 2012 khi Việt Nam bắt đầu tiêu thụ một lượng lớn tôm.

Tháng 12/2012, xuất khẩu tôm hàng tháng của Ecuador tới Việt Nam đạt 21 triệu USD. Đến tháng 12/2013, xuất khẩu đạt 50 triệu USD và tháng 12/2015 đạt 74 triệu USD.

Năm 2017, xuất khẩu hàng tháng đạt 100 triệu USD và ngành công nghiệp tôm của Ecuador tăng trưởng cùng lúc. Nhu cầu từ Việt Nam cao được cho là do nhu cầu của Trung Quốc bùng nổ sau khi sản lượng tôm của nước này sụt giảm do dịch bệnh.

tom2

Nguồn: Undercurrent News

Sự tăng trưởng trong thương mại dẫn đến sự gia tăng của các nhóm buôn lậu. Chính quyền Trung Quốc dường như nhắm mắt làm ngơ cho đến cuối năm 2017.

Tháng 12/2017, các nhà máy chế biến đã bị kiểm tra bất ngờ và những kẻ buôn lậu bị bắt từ tỉnh Quảng Tây, giáp phía Bắc Việt Nam đến Bắc Kinh. 

Trong khi đó, Trung Quốc hạ thuế nhập khẩu tôm. Sau đó, năm 2018, xuất khẩu tôm sú của Ecuador sang Việt Nam giảm xuống còn 1,09 tỉ USD trong khi xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc tăng lên 572 triệu USD. 

Mùa hè năm nay, xuất khẩu từ Ecuador đến Việt Nam chỉ với số lượng rất nhỏ.

Các phương tiện truyền thông công nghiệp địa phương mô tả việc thiếu các lô hàng tháng 9 là một lợi ích cho cạnh tranh công bằng vì các nhà nhập khẩu sử dụng các kênh nhập khẩu chính thức sẽ không còn bị những kẻ buôn lậu chuộc lợi.

Linh Giang