|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc thu về kỷ lục gần 26 nghìn tỷ USD từ hàng hoá trong năm 2016

16:32 | 05/01/2017
Chia sẻ
Năm 2016, đồn đoán thiếu hụt nguồn cung đã kich thích giới đầu cơ đổ mạnh vốn vào thị trường hàng hóa Trung Quốc, đẩy khối lượng và doanh thu từ các giao dịch trên hai sàn Dailan và Zhengzhou lên cao kỷ lục và chốt năm tăng thứ 5 liên tiếp.
Năm 2016, đồn đoán thiếu hụt nguồn cung đã kich thích giới đầu cơ đổ mạnh vốn vào thị trường hàng hóa Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg

Theo số liệu của Hiệp hội Hàng hóa kỳ hạn Trung Quốc, tổng khối lượng giao dịch trong cả năm 2016 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Dailan và Zhengzhou tăng 27% so với năm trước đó, lên 4,1 tỷ hợp đồng.

Doanh thu từ các giao dịch theo đó cũng tăng vọt 30% so với năm 2015 lên kỷ lục 177,4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 25,5 nghìn tỷ USD).

Năm 2016, giới đầu tư Trung Quốc đổ mạnh vốn vào hàng hóa trước đồn đoán cho rằng, nước này sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu thô trầm trọng sau những nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết vấn đề dư thừa năng suất.

Trong năm ngoái, đã rất nhiều lần giới đầu tư Trung Quốc đổ xô lên các sàn giao dịch để mua đủ loại hàng hóa, khiến giá cả không ngừng tăng mạnh. Theo đó, giá các mặt hàng, từ thép cho tới than, sữa đậu nành và kém, đều chạm đỉnh của nhiều năm trở lại đây; thậm chí giá một số mặt hàng còn lên cao kỷ lục.

“Năm 2016, với kỳ vọng rằng, nỗ lực cải cách nguồn cung sẽ giúp giải quyết vấn đề dư thừa năng suất tại Trung Quốc, đặc biệt trong ngành than và thép, giới đầu tư đã đổ vốn mạnh vào một số hàng hóa, khiến giá cả tăng vọt. Biến động giá cả trên thị trường theo đó càng tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung sau thời kỳ giá thấp trước đó,” Jia Zheng - một thương nhân tại Quỹ đầu tư Shanghai Minhong nhận định.

Kết quả là, Chỉ số Hàng hóa Bloomberg theo đó tăng 11% trong cả năm 2016 và ghi nhận năm tăng điểm đầu tiên trong vòng 6 năm qua.

Lo ngại về nguy cơ bong bóng hàng hóa, cơ quan chức trách Trung Quốc buộc phải ban hành một số quy định nhằm hạn chế các giao dịch đầu cơ có quy mô lớn, để thông qua đó kiểm soát đà tăng của giá cả hàng hóa.

Năm 2016 là năm thứ 7 liên tiếp Trung Quốc ghi nhận khối lượng giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới, ông Fang Xinghai – Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc cho biết.

Tuy nhiên xét về doanh thu, các sàn giao dịch hàng hóa của Trung Quốc vẫn đứng sau các đối thủ quốc tế.

Trong đó phải kể đến sàn giao dịch hàng hóa của tập đoàn CME với tổng doanh thu năm 2015 lên tới 41,15 nghìn tỷ USD, theo số liệu của Hiệp hội các sàn giao dịch trên thế giới.

Mới đây CME cũng cho biết, tổng khối lượng giao dịch hàng ngày trên sàn trong năm 2016 trung bình đạt 15,6 triệu hợp đồng, tăng 12% so với năm trước đó. Riêng trong quý IV/2016, khối lượng giao dịch kim loại tăng tới 49%.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thanh Tùng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.